Blog | Game , 17-01-2025 14:05
Học ngay mẹo chơi Valorant: Bí quyết quản lý tài chính, tiết kiệm Credits hiệu quả và chiến thuật mua sắm thông minh để chiến thắng mọi vòng đấu!
Quản lý tài chính trong Valorant là kỹ năng quan trọng giúp bạn làm chủ trận đấu. Hãy áp dụng những mẹo sau từ FPT Telecom để tối ưu hóa Credits và nâng cao cơ hội chiến thắng!
Để trở thành một "pro player" trong Valorant, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ hệ thống tài chính trong game vận hành như thế nào. Giống như nền kinh tế ngoài đời thực (ẩn dụ thôi), Valorant có đơn vị tiền tệ riêng, cách thức kiếm tiền và những quy tắc chi tiêu mà bạn cần nắm vững.
Trong Valorant, cụ thể hơn là trong trận đấu, đơn vị tiền tệ chính được gọi là Credits. Bạn sẽ sử dụng Credits để mua tất cả mọi thứ, từ vũ khí, khiên (shield) cho đến các kỹ năng (abilities) của Agent. Thiếu Credits, bạn sẽ rất khó để chống lại kẻ địch được trang bị đầy đủ. Việc quản lý tốt nguồn thu nhập này là yếu tố then chốt dẫn đến chiến thắng.
Credits là đơn bị tiền trong trận đấu Valorant
Có nhiều cách để bạn nhận về Credits trong Valorant, bao gồm cả những khoản thu nhập cố định và những khoản thưởng tùy thuộc vào hành động của bạn trong trận đấu (uồi nghe giống kinh tế học chưa).
Thu nhập cơ bản mỗi vòng:
- Thắng round: Mỗi thành viên của đội thắng cuộc sẽ nhận được 3000 Credits. Đây là nguồn thu nhập chính và quan trọng nhất, tạo động lực để cả đội hướng tới chiến thắng.
- Thua round: Đừng quá lo lắng nếu bạn thua round, vì bạn vẫn sẽ nhận được một khoản Credits nhất định. Cụ thể, đội thua cuộc sẽ nhận được 1900 Credits cho lần thua đầu tiên. Khoản tiền này sẽ tăng dần lên 2400 Credits nếu thua vòng thứ hai liên tiếp, và tối đa là 2900 Credits cho những lần thua liên tiếp từ vòng thứ ba trở đi. Cơ chế này giúp đội thua cuộc có cơ hội "lật kèo" trong những vòng đấu sau.
- Đặt/gỡ Spike: Bất kể thắng hay thua, mỗi thành viên của đội tấn công đặt được Spike, hoặc mỗi thành viên của đội phòng thủ gỡ được Spike, sẽ nhận được 300 Credits. Đây là một khoản thưởng khích lệ cho việc hoàn thành mục tiêu chính của mỗi phe.
Hành động cá nhân:
- Hạ gục đối thủ: Mỗi mạng hạ gục sẽ mang lại cho bạn 200 Credits. Hãy cố gắng "bắn tốt" để kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng đừng quá "khát máu" mà bỏ qua mục tiêu chung của đội.
- Chết chay: Bạn nghĩ chết chay mà nhận được thêm tiền á. Mơ đi, chỉ có thu nhập cố định phía trên thôi. Chết chay ít thôi nhâ!
Lưu ý về giới hạn Credits: Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể tích lũy tối đa 9000 Credits. Vì vậy, hãy tiêu xài hợp lý, tránh để Credits "chạm nóc" rồi lãng phí khoản tiền đáng lẽ bạn có thể kiếm được.
Pop-up thông tin về Credit Rewards
Như vậy, bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về hệ thống tài chính trong Valorant. Việc hiểu rõ Credits là gì và cách kiếm chúng sẽ là bước đệm quan trọng để bạn quản lý tài chính hiệu quả, mua sắm thông minh và giành lợi thế trong trận đấu. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào các loại vòng đấu và chiến lược mua sắm tương ứng.
Trong Valorant, mỗi vòng đấu sẽ có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau về tài chính. Việc nhận biết các loại vòng đấu và đưa ra chiến lược mua sắm phù hợp là kỹ năng quan trọng giúp bạn tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng cơ hội chiến thắng. Dưới đây là các loại vòng đấu chính và chiến lược mua sắm tương ứng mà bạn cần biết:
Đây là vòng đấu đầu tiên của mỗi hiệp (half), và cũng là một trong những vòng đấu quan trọng nhất. Ở vòng này, mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 800 Credits. Lựa chọn mua sắm ở vòng Pistol sẽ ảnh hưởng lớn đến những vòng đấu tiếp theo.
Gợi ý mua sắm:
- Classic + Giáp nhẹ (Light Shields - 25 giáp - 400 Credits): Đây là lựa chọn phổ biến và an toàn, giúp bạn có thêm một chút giáp bảo vệ trong khi vẫn giữ lại được khẩu súng lục Classic miễn phí.
- Ghost (500 Credits): Khẩu súng lục giảm thanh với độ ổn định cao, có thể hạ gục đối thủ không giáp bằng một phát bắn vào đầu (30m đổ lại thôi). Lựa chọn này phù hợp với những người chơi tự tin vào khả năng aim của mình.
- Frenzy (450 Credits) + Kỹ năng: Súng lục tự động, thích hợp cho chiến đấu tầm gần. Nếu bạn thành thạo kỹ năng của Agent, đặc biệt là Duelist, việc mua Frenzy và nâng cấp kỹ năng có thể là một lựa chọn mạo hiểm nhưng hiệu quả.
- Sheriff (800 Credits): "Lục ổ quay" với sát thương cực lớn, có thể hạ gục mọi mục tiêu bằng một phát bắn vào đầu. Tuy nhiên, Sheriff đòi hỏi độ chính xác cao và khá rủi ro nếu bạn bắn trượt. Chỉ nên mua khi bạn cực kỳ tự tin vào khả năng "one-tap" của mình.
Nhấn mạnh: Trong vòng Pistol, nếu bạn không đủ tiền mua súng khác, hãy giữ lại Classic. Đây là khẩu súng miễn phí và vẫn có thể hữu dụng nếu bạn biết cách sử dụng.
Pistol round
Tầm quan trọng của vòng Pistol: Thắng vòng Pistol không chỉ mang lại lợi thế về kinh tế (3000 Credits) mà còn tạo đà tâm lý tốt cho cả đội. Ngược lại, thua vòng Pistol sẽ khiến bạn rơi vào thế bất lợi và buộc phải chơi Eco ở vòng sau.
Vòng Eco là vòng đấu mà bạn và đồng đội quyết định tiết kiệm tiền để có thể mua sắm đầy đủ (full buy) hoặc mua ít (half buy) ở vòng sau.
Mục đích: Tích lũy Credits, tránh để tình trạng "lực bất tòng tâm" khi đối mặt với đối thủ có trang bị tốt hơn.
Chiến lược:
- Mua sắm tối thiểu hoặc không mua gì cả: Tùy vào tình hình tài chính, bạn có thể không mua gì, hoặc chỉ mua những món đồ rẻ tiền như giáp nhẹ hoặc một khẩu súng lục.
- Sử dụng Classic hoặc nhặt súng từ đối thủ: Hãy tận dụng khẩu Classic miễn phí hoặc cố gắng nhặt súng từ đối thủ bị hạ gục để tiết kiệm tiền.
- Tập trung vào việc gây sát thương, thu thập thông tin, không nhất thiết phải thắng: Trong vòng Eco, mục tiêu chính không phải là chiến thắng bằng mọi giá. Thay vào đó, hãy cố gắng gây càng nhiều sát thương càng tốt để kiếm thêm Credits và thu thập thông tin về vị trí của đối thủ.
- "Half-buy": Trong một số trường hợp, khi tình hình tài chính không quá tệ, bạn có thể cân nhắc "half-buy", tức là mua sắm một phần, ví dụ như mua giáp nhẹ và một khẩu SMG (Spectre, Stinger).
EDG eco còn LOUD full buy
Force buy là khi đội của bạn quyết định dồn toàn bộ số Credits đang có để mua súng, giáp và kỹ năng tốt nhất có thể, bất chấp việc có thể không đủ cho tất cả thành viên hoặc sẽ phải Eco ở vòng sau.
Mục đích: Cố gắng giành chiến thắng khi đối thủ đang có lợi thế về kinh tế hoặc khi đang ở trong tình thế bắt buộc (ví dụ: đang bị dẫn trước với tỉ số sát nút).
Chiến lược:
- Dồn toàn bộ Credits: Mua những trang bị tốt nhất có thể, ưu tiên súng trường (Rifle) như Vandal, Phantom và giáp (đương nhiên là không mua Op rồi).
- Chấp nhận rủi ro cao: Force buy là một canh bạc, nếu thua, bạn sẽ rơi vào tình trạng rất khó khăn ở những vòng đấu sau.
- Phối hợp chặt chẽ: Cần phải phối hợp ăn ý với đồng đội, tận dụng tối đa sức mạnh của những trang bị vừa mua được.
Vòng Full Buy là khi đội bạn có đủ tài chính (thường là sau khi thắng một vài round liên tiếp, bao gồm cả Pistol round) để mua súng trường, giáp hạng nặng, và đầy đủ kỹ năng.
Mục đích: Tận dụng lợi thế kinh tế để áp đảo đối thủ, củng cố chiến thắng.
Chiến lược:
- Mua súng trường (Rifle) mạnh như Vandal, Phantom. Đây là những vũ khí chủ lực, có sát thương cao và độ chính xác tốt.
- Mua giáp nặng (Heavy Shields - 50 giáp - 1000 Credits): Giúp bạn chống chịu tốt hơn trước hỏa lực của đối phương.
- Mua đầy đủ kỹ năng cần thiết: Đảm bảo bạn có đầy đủ công cụ để hỗ trợ đồng đội và tấn công/phòng thủ hiệu quả.
Một round full buy ở cả hai phe
Lưu ý về việc mua sắm cho đồng đội nếu họ thiếu Credits: Nếu bạn dư dả, hãy cân nhắc "drop" (mua hộ) súng cho đồng đội đang thiếu tiền để đảm bảo sức mạnh đồng đều cho cả đội.
Đây là trường hợp đặc biệt, thường diễn ra sau khi bạn thắng vòng Pistol và thắng những round sau đó. Nếu bạn đang giữ những vũ khí mạnh nhặt được hoặc mua từ round thắng trước (Spectre, Bulldog, thậm chí là Vandal, Phantom), bạn nên tiếp tục sử dụng chúng. Điều này cho phép bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể và có thể tiếp tục mua đầy đủ (full buy) ở những vòng sau, hoặc mua cho đồng đội. Mua sắm thêm dựa trên số tiền còn lại, có thể mua thêm giáp hoặc nâng cấp kỹ năng.
Hiểu rõ các loại vòng đấu và chiến lược mua sắm là một chuyện, nhưng để thực sự trở thành "bậc thầy kinh tế" trong Valorant, bạn cần phải áp dụng những mẹo quản lý tài chính hiệu quả dưới đây. Những mẹo này không chỉ giúp bạn "giàu" hơn mà còn cải thiện chỉ số Econ Rating - thước đo khả năng sử dụng tài chính của bạn.
Trước khi đi vào chi tiết các mẹo quản lý tài chính, chúng ta cần hiểu rõ về Econ Rating - một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng tài chính của bạn trong trận đấu.
Econ Rating là gì?
Econ Rating được tính bằng lượng sát thương trung bình bạn gây ra trên mỗi 1000 Credits đã tiêu:
- Cách tính Econ Rating: (Tổng sát thương gây ra / Tổng số tiền đã tiêu) * 1000
- Tầm quan trọng của Econ Rating: Chỉ số này giúp bạn đánh giá được hiệu quả của việc mua sắm và sử dụng trang bị. Econ Rating càng cao, bạn càng sử dụng tài chính hiệu quả.
- Mẹo cải thiện Econ Rating: sẽ được đề cập chi tiết ở các mục dưới
Valorant là một tựa game đồng đội, và việc quản lý tài chính cũng vậy. Hãy luôn giao tiếp với đồng đội về tình hình tài chính của bạn và kế hoạch mua sắm trong mỗi vòng đấu.
Thảo luận chiến lược mua sắm trước mỗi vòng đấu: Trước khi vòng đấu bắt đầu, hãy dành thời gian để bàn bạc với đồng đội về việc nên Eco, Force Buy hay Full Buy.
Thông báo số Credits hiện có và ý định mua sắm: Hãy cho đồng đội biết bạn có bao nhiêu Credits và dự định mua gì. Điều này giúp cả đội phối hợp tốt hơn và tránh tình trạng mua sắm chồng chéo.
Yêu cầu đồng đội "drop" (mua hộ) vũ khí nếu cần: Nếu bạn thiếu tiền nhưng đồng đội lại dư dả, đừng ngại yêu cầu họ mua hộ vũ khí. Hãy nhớ trả lại họ ở những vòng đấu sau khi bạn có đủ khả năng.
Dưới đây là các lời khuyên mà FPT Telecom tổng hợp được từ các tuyển thủ chuyên ghiệp cũng như streamer/content creator lão làng trong lĩnh vực Valorant.
Không chỉ quản lý tài chính của bản thân, bạn cũng cần phải "đọc vị" tình hình kinh tế của đối thủ:
- Ước tính số Credits của đối thủ dựa trên kết quả các vòng đấu trước: Hãy chú ý đến số vòng thắng thua, số lần đặt/gỡ Spike của đối thủ để ước tính số Credits mà họ đang có.
- Dự đoán chiến lược mua sắm của đối thủ để đưa ra quyết định phù hợp: Nếu bạn dự đoán đối thủ sẽ Eco, bạn có thể cân nhắc Force Buy để giành lợi thế. Ngược lại, nếu đối thủ có khả năng Full Buy, bạn có thể chọn Eco để tránh mất quá nhiều Credits.
Mở tab bảng điểm và theo dõi tài chính của đối phương
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong quản lý tài chính. Những điều bạn phải ghi nhớ và động não mỗi vòng đấu:
- Tránh "force buy" liên tục khi đang thua: Force buy khi đang thua round liên tiếp sẽ khiến bạn cạn kiệt tài chính và rơi vào tình trạng "khó chồng thêm khó".
- Không nên "eco" quá nhiều khi đang có lợi thế: Nếu bạn đang dẫn trước và có lợi thế về kinh tế, đừng quá "tiết kiệm". Hãy tận dụng lợi thế để áp đảo đối thủ và củng cố chiến thắng.
- Đưa ra quyết định dựa trên tình hình cụ thể của trận đấu: Không có một quy tắc cứng nhắc nào cho việc mua sắm. Hãy linh hoạt và đưa ra quyết định dựa trên số Credits bạn có, số Credits của đối thủ, tỷ số trận đấu và phong độ của cả đội.
Kỹ năng cũng là một phần của "mua sắm". Sử dụng kỹ năng hợp lý không chỉ giúp bạn chiến đấu hiệu quả mà còn tiết kiệm Credits. Mẹo sử dụng kỹ năng tiết kiệm:
- Không lãng phí kỹ năng vào những tình huống không cần thiết: Hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng kỹ năng, tránh lãng phí vào những tình huống không mang lại lợi ích.
- Cân nhắc giá trị của kỹ năng so với việc mua súng: Đôi khi, việc sử dụng kỹ năng hợp lý có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc mua sắm thêm trang bị, đặc biệt là trong những vòng Eco. Những đặc vụ Initiator gây sát thương như Sova, Breach hay Tejo có thể ưu tiên mua kỹ năng hơn súng.
Sử dụng kỹ năng trong tình huống hợp lý
Đây là một cách tuyệt vời để tiết kiệm Credits và cải thiện trang bị, cũng như Econ Rating.
Tiết kiệm Credits bằng cách nhặt súng của đối thủ bị hạ gục: Thay vì mua súng mới, bạn có thể nhặt súng của đối thủ để tiết kiệm một khoản tiền đáng kể.
Đổi súng phù hợp với lối chơi: Nếu bạn nhặt được một khẩu súng phù hợp với lối chơi của mình hơn khẩu súng bạn đang sử dụng, đừng ngại đổi súng.
Bạn có thể nhặt súng bằng phím F
Quản lý tài chính là một nghệ thuật trong Valorant, và việc áp dụng những mẹo trên, đặc biệt là chú ý đến Econ Rating, sẽ giúp bạn trở thành một "nghệ sĩ" thực thụ. Hãy ghi nhớ những mẹo này, luyện tập thường xuyên và bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trong khả năng quản lý tài chính cũng như chỉ số Econ Rating của mình.
Đọc thêm: Mẹo chơi valorant cho người mới
Lời kết
Bằng cách hiểu rõ cơ chế kinh tế, áp dụng chiến lược mua sắm thông minh, và phối hợp cùng đồng đội, bạn có thể tối ưu hóa Credits để tạo lợi thế lớn trước đối thủ. Để thực hành quản lý tài chính thuần thục, bạn cần một đường truyền mạng ổn định. FPT Telecom vui lòng khi đem đến cho bạn đọc giải pháp dành riêng cho người đam mê Thể thao Điện tử: gói cước F-Game và dịch vụ Ultra Fast.
Đăng ký ngay Ultra Fast để nhận về nhiều ưu đãi
Ultra Fast là dịch vụ Internet chơi game siêu tốc của FPT Telecom, dành riêng cho các game thủ. Áp dụng công nghệ A.I và Big Data, Ultra Fast giúp những trận Valorant của bạn được điều hướng tới nơi có kết nối ổn định nhất. Tận hưởng cảm giác chơi game không giật lag và đi trước đối thủ một bước với Ultra Fast và gói cước F-Game! Để đăng ký các bạn truy cập vào trang Internet FPT dành cho game thủ để nhận về nhiều ưu đãi trong thời gian này.
5+ Công dụng của camera có thể bạn chưa biết. Khám phá ngay!
Camera bị nhiễu: Tìm hiểu nguyên nhân và 4 cách khắc phục hiệu quả
Nguyên nhân và cách khắc phục camera không xem được ban đêm
6 lý do nên chọn FPT camera - Camera uy tín top đầu Việt Nam
Hướng dẫn kết nối camera với tivi qua Wi-Fi, mạng LAN, cáp analog
Tổng hợp những tính năng nên có ở camera giám sát
Camera thông minh - Bạn đồng hành lý tưởng cho cuộc sống hiện đại
8+ Lưu ý khi lắp camera an ninh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí
Bí quyết chơi Bijan Liên Quân hiệu quả nhất meta hiện tại
Cách lên đồ Bijan Liên Quân bất bại mọi kèo trên chiến trường