1900 6600
Live Chat
1900 6600

Mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng vì click đường link lạ

Tin FPT , 19-08-2021 11:00

Đăng nhập tài khoản ngân hàng từ đường link lạ của kẻ gian, nhiều người bị mất sạch tiền trong tài khoản.

Tấn công lừa đảo trên mạng đang là vấn đề nóng tại Việt Nam những năm gần đây. Trong đó, tấn công lừa đảo với mục đích tài chính thu hút nhiều sự quan tâm bởi nó đánh trực tiếp vào túi tiền của người sử dụng.

Tháng 5/2020, bà Hoàng Thị Hoa (quận 7, TP HCM) từng là nạn nhân của trò lừa đảo này khi mất tới hơn 800 triệu đồng chỉ vì tin vào một đường link lạ. Là chủ cho thuê nhà, bà Hoa không mảy may nghi ngờ khi nhận được tin nhắn đề nghị thuê nhà từ một chủ tài khoản mạng xã hội. Viện lý do đang sinh sống tại Mỹ, người này gửi cho bà Hoa một đường link với tên miền có chứa dòng chữ "westernunion" và yêu cầu bà liên kết tài khoản với trang web để nhận tiền đặt cọc được chuyển bằng ngoại tệ từ nước ngoài.

Sáng hôm sau, bà Hoa mới tá hỏa khi tiền cọc chẳng thấy đâu mà hơn 800 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng đột nhiên biến mất.
Liên hệ với ngân hàng, người phụ nữ này được biết nhiều giao dịch gửi tiền đã được thực hiện từ tài khoản của bà chỉ không lâu sau khi click vào đường link lạ. Đến lúc này, bà Hoa mới nhận ra mình đã bị lừa.


 
Giao diện một website giả mạo với mục đích lừa đảo. Người dùng cần cảnh giác khi được hướng dẫn truy cập các trang web lạ, đặc biệt là những trang có tên miền liên quan đến dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union.

Không riêng bà Hoa, tháng 9/2020, anh Tuấn Anh (TP HCM) cũng không may trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Lần này, thủ đoạn của kẻ xấu cũng diễn ra tương tự. Lấy lý do đang ở nước ngoài và muốn thuê hộ người nhà trong nước, vị khách cho biết sẽ thanh toán tiền nhà cho anh Tuấn Anh qua dịch vụ chuyển tiền của Western Union. Sau thông báo này, anh Tuấn Anh nhận được tin nhắn với đường link trỏ tới một trang web chứa cụm từ "westernunion" với tên miền ".weebly.com". Khách thuê yêu cầu chủ nhà truy cập vào tính năng ebanking trên website để quy đổi số tiền vừa nhận được về tài khoản nội địa. Với tâm lý muốn nhanh chóng chốt đơn, vị chủ nhà nhanh chóng thực hiện theo yêu cầu. Thế nhưng chỉ ít phút sau, tài khoản của anh Tuấn Anh đã bị hụt mất hơn 300 triệu đồng.

Thời gian gần đây, những vụ lừa đảo như vậy không hề hiếm gặp mà ngày càng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Đây được tính là một hình thức tấn công phishing khi mục tiêu của tin tặc chính là người sử dụng.
 

Một trang web giả mạo với giao diện được thiết kế giống hệt với website của ngân hàng.

Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông), bảy tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận 3.934 cuộc tấn công mạng. Trong đó, số cuộc tấn công lừa đảo (phishing) nhằm vào người sử dụng là 1.030 cuộc, chiếm tỷ lệ 26,18%.

Đáng chú ý, chỉ trong hai tuần đầu của tháng 8, NCSC ghi nhận tới 106 phản ánh về các vụ tấn công lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam. Qua kiểm tra, phân tích, nhiều trường hợp trong số đó có phương thức lừa đảo là giả mạo website của ngân hàng và lừa đảo xin trợ cấp do Covid-19.

Các thủ đoạn chính của kẻ xấu là lừa đảo xác nhận tài khoản ngân hàng, check lịch sử giao dịch ví điện tử, giả mạo ngân hàng, giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng, lừa đảo bán vắc xin, thu thập thông tin qua chuyển khoản, nạp thẻ, tuyển dụng online lừa tiền...
 

Các website lừa đảo được ghi nhận bởi Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trong tuần 2 tháng 8.
 
Điểm chung của các vụ việc này là kẻ xấu đều đánh lừa nạn nhân để họ click vào một website giả mạo. Các trang web thường thấy trong những vụ việc gần đây có tên miền dạng nhantiendichvu247.weebly.com, khotoolauto.club, scbebank.vip, miniboon.vn, vieclamonha.online... Để không trở thành nạn nhân, người dùng nên cảnh giác đối với những đường link lạ. Tuy vậy, khá nhiều người dùng Internet hiện nay không thể phân biệt đâu là tên miền giả mạo, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Giải pháp chủ động ngăn chặn nguy cơ bị lừa đảo qua mạng

Giải pháp bảo mật F-Safe của FPT Telecom là một trong những phương pháp được nhiều gia đình hiện nay sử dụng vì sự an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. F-Safe được tích hợp trên modem Wifi, có khả năng bảo vệ toàn bộ thiết bị kết nối Internet, thông tin, dữ liệu cá nhân và đảm bảo online an toàn... cho mọi thành viên trong gia đình mà không cần bất kỳ thao tác cài đặt nào từ người dùng.

F-safe có thể chặn virus, mã độc, botnet, chặn các website theo dõi, thu thập dữ liệu hành vi lướt web của người dùng và tự động chặn các đường dẫn (link), website được đánh giá không an toàn. Chức năng này đảm bảo thông tin, dữ liệu cá nhân trong thiết bị không bị đánh cắp, phá huỷ và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng. Bạn có thể theo dõi danh sách các đường dẫn, website bị chặn; chủ động chặn thêm hoặc bỏ chặn các website hoặc bỏ chặn theo thiết bị mà bạn mong muốn.

F-safe cho phép người dùng cài đặt lọc nội dung và thiết lập thời gian truy cập, thời gian nghỉ cho từng thiết bị sử dụng Internet, giúp bạn có thể đảm bảo thời gian online phù hợp và nội dung an toàn cho con trẻ hoặc người lớn tuổi khi sử dụng Internet trong gia đình.
Đây là giải pháp phù hợp cho các hộ gia đình nhằm chặn các nguy cơ bởi không phải ai cũng có đủ kỹ năng và sự tỉnh táo để phòng tránh các vụ lừa đảo trên Internet.
 

Từ ngày 1/7, khi đăng ký Internet FPT hoặc combo Internet và Truyền hình FPT với các gói Super 80, Super 100, Super 150 có triển khai modem Internet Hub AC1000C-V2 hoặc modem GPON AC1000F, khách hàng sẽ được miễn phí 2 tháng dịch vụ F-Safe. Sau thời gian ưu đãi, cước phí sẽ tính theo giá 10.000 đồng/ tháng (chưa bao gồm VAT).

Chi tiết liên hệ Tổng đài FPT Telecom: 1900 6600