Minh Châu 23/04/2025

10 hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng và cách phòng tránh

Tổng hợp 10 hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến nhất hiện nay và hướng dẫn cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi tội phạm công nghệ.
10 hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng và cách phòng tránh
Công nghệ càng phát triển, tội phạm mạng càng "nâng cấp". Các hình thức lừa đảo online ngày càng tinh vi, nhắm vào những người nhẹ dạ hoặc thiếu kiến thức về an ninh mạng cá nhân. Nếu không cảnh giác, bạn có thể mất trắng tài khoản ngân hàng, bị đánh cắp thông tin cá nhân, thậm chí bị gài bẫy pháp lý. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các hình thức lừa đảo online, đặc biệt là lừa đảo trên không gian mạng và lừa đảo trên mạng xã hội, cũng như cung cấp những phương pháp phòng tránh hữu ích nhất.

10 hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến nhất hiện nay

1745371282_thu-doan-lua-dao.png

Lừa đảo qua tin nhắn (Smishing)

Dấu hiệu: Tin nhắn giả danh ngân hàng, đơn vị giao hàng hoặc cơ quan nhà nước,... chứa link lạ.

Thủ đoạn: Gửi link giả mạo nhằm đánh cắp thông tin tài khoản, mời bấm vào để “cập nhật thông tin”, “xác nhận đơn hàng” hoặc “nhận thưởng”.

Cách phòng tránh:

  • Không bấm vào các link từ tin nhắn lạ.
  • Luôn kiểm tra kỹ người gửi và không cung cấp thông tin cá nhân qua SMS.
  • Dùng ứng dụng bảo mật có tính năng phát hiện đường link độc hại.

Giả danh công an, viện kiểm sát gọi điện đe dọa (Voice Phishing)

1745371291_cuoc-goi-lua-dao.png

Dấu hiệu: Số lạ gọi đến, xưng danh là công an, tòa án, nói bạn “liên quan vụ án rửa tiền” hoặc “đang bị điều tra”.

Thủ đoạn: Dọa dẫm, tạo tâm lý hoảng sợ rồi yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản, thậm chí yêu cầu chuyển tiền để "kiểm tra".

Cách phòng tránh:

  • Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại.
  • Liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để xác minh thông tin.
  • Ghi âm cuộc gọi và báo cáo ngay khi nghi ngờ.

Deepfake – Lừa đảo bằng video giả giọng, giả mặt

Dấu hiệu: Video có hình ảnh/ngôn ngữ giống người quen, người nổi tiếng kêu gọi chuyển khoản.

Thủ đoạn: Dùng AI để giả mạo, đánh lừa nạn nhân bằng hình ảnh & giọng nói thật như thật.

Cách phòng tránh:

  • Luôn xác minh bằng nhiều kênh (gọi điện, hỏi trực tiếp).
  • Nghi ngờ nếu thấy lời kêu gọi chuyển tiền quá hấp tấp.
  • Cập nhật công nghệ AI để nhận diện rủi ro.

Hack Facebook/Zalo giả người thân nhắn mượn tiền

Dấu hiệu: Tin nhắn từ bạn bè/người thân mượn tiền gấp, nói không gọi điện được, gửi STK lạ.

Thủ đoạn: Hacker chiếm quyền tài khoản mạng xã hội và nhắn tin lừa vay/chuyển tiền.

Cách phòng tránh:

  • Gọi video trực tiếp để xác minh.
  • Cảnh giác khi ai đó nhắn tin hỏi vay tiền online, dù là người quen.
  • Kích hoạt xác thực 2 lớp cho Facebook, Zalo, Gmail…

Giả danh nhân viên ngân hàng gọi hỗ trợ “xác thực thông tin”

Dấu hiệu: Gọi đến nói tài khoản bạn có giao dịch lạ, cần xác minh CCCD, số thẻ, mã OTP.

Thủ đoạn: Lấy được thông tin để rút sạch tiền từ tài khoản ngân hàng.

Cách phòng tránh:

  • Ngân hàng KHÔNG BAO GIỜ yêu cầu cung cấp mã OTP hay mật khẩu qua điện thoại.
  • Chỉ liên hệ với hotline ngân hàng qua website chính thức.
  • Báo khóa tài khoản ngay khi nghi ngờ bị lừa.

Trúng thưởng ảo – Lừa cung cấp OTP, số tài khoản

Dấu hiệu: Thông báo trúng xe, iPhone… nhưng cần “xác minh thông tin” hoặc “nộp phí”.

Thủ đoạn: Đánh vào tâm lý ham quà để lừa người dùng cung cấp OTP hoặc chuyển tiền.

Cách phòng tránh:

  • Không tham gia các “trò chơi trúng thưởng” không rõ nguồn gốc.
  • Không cung cấp OTP hoặc thông tin cá nhân trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Báo cáo tin nhắn và số điện thoại lừa đảo cho nhà mạng.

Tuyển cộng tác viên bán hàng online – Việc nhẹ lương cao

Dấu hiệu: Tuyển CTV qua mạng, nạp tiền “đặt đơn ảo” để hưởng hoa hồng cao.

Thủ đoạn: Ban đầu cho nhận hoa hồng, sau đó bắt nạp nhiều hơn rồi “ôm tiền chạy mất”.

Cách phòng tránh:

  • Không tin vào việc “làm tại nhà thu nhập 5-10 triệu/tháng” dễ dàng.
  • Không chuyển tiền để làm cộng tác viên.
  • Kiểm tra kỹ pháp lý của đơn vị tuyển dụng.

Lừa đảo nâng cấp SIM 4G/5G giả danh nhà mạng

Dấu hiệu: Gọi điện yêu cầu nâng cấp SIM, nhắn mã OTP để hoàn tất thủ tục.

Thủ đoạn: Chiếm đoạt SIM và quyền truy cập các tài khoản gắn với số điện thoại đó.

Cách phòng tránh:

  • Trực tiếp ra cửa hàng nhà mạng để nâng cấp SIM.
  • Không cung cấp mã OTP, mã xác thực cho bất kỳ ai.

Ứng dụng/phần mềm giả mạo

1745371311_gia-mao-cac-ung-dung-cua-tong-cuc-thue.png

Dấu hiệu: App (ứng dụng), website có giao diện giống y chang ứng dụng/website ngân hàng, dịch vụ công,... nhưng tải từ nguồn không chính thức.

Thủ đoạn: Lừa người dùng truy cập, đăng nhập và đánh cắp thông tin đăng nhập, mã OTP,...

Cách phòng tránh:

  • Chỉ tải app từ Google Play hoặc App Store.
  • Cài đặt các phần mềm bảo mật để phát hiện và ngăn chặn mã độc như F-Safe Go
  • Không nhập thông tin tài khoản vào ứng dụng/website không rõ nguồn gốc.

Lừa đảo đặt vé máy bay/ đặt phòng giả

Dấu hiệu: Quảng cáo vé máy bay, phòng khách sạn "siêu rẻ", giảm 50–70% so với giá thị trường, đặc biệt vào mùa cao điểm.

Thủ đoạn:

  • Lập fanpage/website giả danh đại lý du lịch, hãng bay uy tín để chào mời khách hàng.
  • Yêu cầu chuyển khoản trước để “giữ chỗ”, “khóa giá rẻ”, sau đó cắt đứt liên lạc hoặc gửi mã vé giả.

Cách phòng tránh:

  • Chỉ đặt vé/phòng qua website chính thức của hãng hàng không, khách sạn hoặc đại lý được cấp phép.
  • Kiểm tra kỹ các kênh mạng xã hội xem có tick xanh, review thật, giấy phép kinh doanh hay không.
  • Không chuyển khoản cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng không mang tên doanh nghiệp.
  • Khi nhận được mã đặt chỗ, nên kiểm tra trực tiếp với hãng bay hoặc khách sạn trước khi yên tâm.

Nguyên tắc “vàng” để phòng tránh lừa đảo trên mạng

Không ai có thể phòng tránh hoàn toàn các vụ tấn công, nhưng nếu tuân thủ các nguyên tắc an toàn, bạn sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro:

  • Luôn kiểm tra kỹ các nguồn thông tin, xác minh các yêu cầu giúp đỡ, chuyển tiền qua các kênh chính thức.
  • Không cung cấp dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc mã OTP khi không rõ nguồn gốc.
  • Cập nhật phần mềm bảo mật, trình duyệt và hệ điều hành để vá các lỗ hổng bảo mật.
  • Sử dụng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo vệ tài khoản.
  • Không mở các liên kết hoặc tệp đính kèm lạ, tránh tải phần mềm không rõ nguồn gốc.
  • Giáo dục bản thân và gia đình về các chiêu trò lừa đảo mới để nâng cao cảnh giác.

Tổng Kết: Cảnh giác Kiến thức = An toàn

Kẻ gian luôn thay đổi hình thức lừa đảo, nhưng mục tiêu vẫn là tiền và dữ liệu cá nhân của bạn. Mỗi người dùng Internet đều cần tỉnh táo, cập nhật kiến thức và chủ động phòng tránh. Đặc biệt, hãy thường xuyên nhắc nhở người thân – nhất là người lớn tuổi và trẻ nhỏ – về các thủ đoạn phổ biến này.

Trang bị thêm lớp bảo vệ cho bạn và gia đình với F-Safe & F-Safe Go

Để bảo vệ thiết bị và thông tin cá nhân, bạn nên sử dụng các giải pháp bảo mật chính hãng như F-Safe (cho mạng Wi-Fi gia đình) và F-Safe Go (cho điện thoại, máy tính bảng) do FPT Telecom triển khai hợp tác cùng hãng bảo mật hàng đầu Châu Âu F-Secure (Phần Lan).

  • Ngăn chặn, cảnh báo khi truy cập website lừa đảo, không an toàn
  • Quét và loại bỏ virus, trojan, spyware, ransomware và các phần mềm độc hại
  • Bảo vệ thông tin đăng nhập, tránh bị theo dõi
  • VPN riêng tư – an toàn khi truy cập Wi-Fi công cộng
Đăng ký F-Safe Go ngay
Nội dung bài viết
Sản phẩm liên quan
Internet GIGA
Chỉ từ
180.000đ/tháng
Internet SKY
Chỉ từ
190.000đ/tháng
Gói F-Game
Chỉ từ
230.000đ/tháng
Bài viết liên quan
Đã copy thành công!
FptTelecom
Live Chat
19006600
back-to-top