Hoài Phương 11/03/2025

5 Mối nguy khi trẻ dùng Internet và cách để bảo vệ trẻ em trên mạng

Cùng FPT Telecom nhận diện các mối nguy hiểm và đưa ra những biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ em trên mạng một cách an toàn và chủ động!
5 Mối nguy khi trẻ dùng Internet và cách để bảo vệ trẻ em trên mạng

Internet mang đến thế giới học tập và giải trí vô tận cho trẻ em nhưng cũng đi kèm nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường trước. Khi trẻ tiếp cận môi trường mạng quá sớm mà thiếu sự giám sát, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những nội dung không phù hợp và hành vi tiêu cực. Cùng FPT Telecom nhận diện rõ các mối nguy hiểm thường gặp và đưa ra những biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ em trên mạng một cách an toàn và chủ động. 


1. Hạn chế các nội dung không phù hợp tiếp cận con trẻ

Mối nguy hiểm: Trên mạng có quá nhiều thông tin khiến trẻ có thể vô tình tiếp xúc với các nội dung không phù hợp như bạo lực gây kích động với các hành vi nguy hiểm, hình ảnh và video khiêu dâm, thông tin và cách sử dụng ma túy hay các chất kích thích.

Hậu quả: Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý của trẻ nhỏ, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc trong lối sống và nhận thức. Đồng thời, làm gia tăng nguy cơ trẻ bắt chước theo các hành vi không lành mạnh.

Biện pháp bảo vệ:

- Tiến hành cài đặt bộ lọc nội dung trên trình duyệt và modem Internet để chặn các trang web không phù hợp. FPT Telecom cung cấp dịch vụ Internet với gói tính năng F-Safe được tích hợp trực tiếp vào modem. Tính năng này có khả năng nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các website mang nội dung nguy hiểm, giúp bảo vệ trẻ nhỏ hiệu quả khi sử dụng mạng. Tham khảo thêm tại https://fpt.vn/

- Bạn nên trao đổi về tác hại của nội dung không phù hợp trên mạng để trẻ hiểu được và hướng dẫn trẻ tìm kiếm các thông tin lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các ứng dụng chương trình dành riêng cho em bé như Youtube Kids.


Tính năng F-Safe được quản lý qua ứng dụng Hi-FPT giúp ngăn chặn các nội dung độc hại

2. Giữ thông tin cá nhân khỏi nguy cơ bị đánh cắp và phát tán

Mối nguy hiểm: Trẻ nhỏ có thể vô tư chia sẻ các hình ảnh, thông tin cá nhân lên mạng xã hội mà không lường trước được hậu quả, tạo điều kiện cho kẻ xấu có cơ hội lợi dụng. Người mang ý đồ xấu sẽ dùng các hình ảnh, thông tin vào mục đích tống tiền, lừa đảo. Hoặc cũng có trường hợp kẻ xấu tung tin bêu rếu hay thậm chí đe dọa trẻ.

Hậu quả: Gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Thậm chí, việc này có thể dẫn đến tác động xấu về thể chất của trẻ.

Biện pháp bảo vệ:

- Giáo dục sớm cho trẻ về quyền riêng tư và tầm quan trọng của việc không nên chia sẻ các thông tin cá nhân, hình ảnh hoặc vị trí lên trên mạng xã hội.

- Bật chế độ bảo mật cao trên các tài khoản trực tuyến, hạn chế đăng tải các thông tin công khai.

- Dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu lừa đảo, nhắc nhở trẻ không nhấp vào đường link lạ hoặc cung cấp thông tin cho người không quen biết, không rõ danh tính.

- Khuyến khích trẻ thông báo ngay cho người lớn khi gặp tình huống hoặc đối tượng đáng ngờ để bạn có thể giúp trẻ có các biện pháp xử lý kịp thời.


Nên giáo dục sớm cho trẻ biết cách bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng mạng Internet

3.  Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực mạng

Mối nguy hiểm: Trẻ em là đối tượng rất dễ bị trở thành nạn nhân trong các cuộc bắt nạt và tấn công trực tuyến qua mạng. Sự bạo lực có thể ẩn nấp dưới nhiều hình thức khác nhau như tung tin nhảm, lan truyền thông tin sai sự thật, miệt thị, gửi thư nặc danh hoặc quấy rối tình dục bằng hình ảnh, ngôn từ.

Hậu quả: Trẻ sẽ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, gây ảnh hưởng tâm lý xấu, cảm thấy bị xúc phạm và lòng tự trọng bị chà đạp. Từ đó tạo nên những phản ứng cảm xúc tiêu cực như tức giận, tự ti, thất vọng ở trẻ, làm gia tăng rủi ro trẻ bị trầm cảm hơn.

Biện pháp bảo vệ:

- Nên ân cần và khuyến khích trẻ chia sẻ với cha mẹ hoặc giáo viên khi bị quấy rối trực tuyến.

- Hướng dẫn trẻ cách xử lý khi bị bạo lực mạng, không nên phản ứng tiêu cực, chặn kẻ xấu và báo cáo sự việc với người lớn để tìm hướng giải quyết.

- Thường xuyên kiểm tra tâm lý, giúp trẻ xây dựng sự tự tin và kỹ năng đối phó với việc bị bắt nạt.


Hướng dẫn các biện pháp bảo vệ trẻ khỏi bạo lực mạng hiệu quả

4. Ngăn trẻ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động phi pháp

Mối nguy hiểm: Trẻ em có thể bị những kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hoạt động phi pháp như lừa đảo, buôn bán, vận chuyển chất cấm hay mại dâm. Với những chiêu trò đánh vào tâm lý tò mò cùng những lợi ích trước mắt khiến trẻ vô tình dính những mánh khóe lừa đảo mà không hề hay biết.

Hậu quả: Trẻ có thể bị bắt buộc làm những hành vi phi pháp gây nguy hiểm cho sức khỏe, tinh thần và tính mạng của bản thân. Điều này ảnh hưởng lớn đến danh dự và sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Biện pháp bảo vệ:

- Giám sát danh sách bạn bè trực tuyến của trẻ, dặn dò trẻ không kết bạn với người lạ hoặc vào các hội nhóm có những nội dung tiêu cực.

- Cảnh báo trẻ về các chiêu trò lừa đảo, dụ dỗ trên mạng. Nhấn mạnh với trẻ không nên dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn lợi ích hấp dẫn.

- Dạy trẻ kỹ năng từ chối và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn như phụ huynh hoặc giáo viên. Đặc biệt dạy trẻ tránh xa những lời mời kiếm tiền nhanh chóng.

- Tăng cường tính kết nối của các thành viên trong gia đình để giúp trẻ dễ dàng chia sẻ hơn. Tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ, giảm các nguy cơ bị lôi kéo.


Trẻ em cần được dạy kỹ năng sử dụng mạng an toàn để tránh bị lôi kéo và dụ dỗ

5. Không để trẻ nghiện mạng xã hội và các trò chơi điện tử

Mối nguy hiểm: Khi trẻ tiếp xúc nhiều với các trò chơi trực tuyến hay lạm dụng mạng xã hội mà không có sự giám sát của người lớn dễ dẫn đến tình trạng bị “nghiện”. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và hoạt động thường ngày của trẻ.

Hậu quả: Làm giảm sự tập trung, ảnh hưởng đến não bộ và giảm sút trí nhớ của trẻ. Việc nghiện game và mạng xã hội còn gây rối loạn giấc ngủ, khiến tâm trạng trẻ trở nên bất ổn. Trẻ sẽ có xu hướng cách ly với thế giới thực, thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm hay rối loạn hành vi.

Biện pháp bảo vệ:

- Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, thể thao, giao lưu ngoài đời thực, tránh tiếp xúc nhiều với các trò chơi điện tử hay mạng xã hội.

- Nên có người đồng hành cùng trẻ trong việc sử dụng công nghệ, hướng dẫn trẻ cách cân bằng giữa việc giải trí và học tập.

- Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý sau này.

- Người lớn nên thiết lập giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử bằng cách cài đặt các ứng dụng, phần mềm quản lý trên điện thoại, máy tính của trẻ.

Với dịch vụ Internet của FPT Telecom, bạn có thể cài đặt ứng dụng Hi-FPT để quản lý thời gian sử dụng Internet một cách hiệu quả. Ứng dụng này cho phép bạn thiết lập giới hạn thời gian truy cập hay tạm dừng kết nối mạng trong những khung giờ cố định. Đồng thời, ứng dụng còn giúp theo dõi lịch sử dùng Internet của trẻ nhỏ rất tiện lợi. Nhờ đó, bạn có thể giúp con tạo lập thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ trẻ nghiện Internet.


Ứng dụng Hi-FPT giúp bạn quản lý modem WiFi hiệu quả cho trẻ sử dụng an toàn

Bảo vệ trẻ em trên mạng không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn cần sự chung tay của cả xã hội. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết cách nhận diện rủi ro và áp dụng biện pháp phù hợp để trẻ an tâm khám phá Internet. FPT Telecom cung cấp giải pháp dịch vụ Internet với tính năng F-Safe giúp tạo môi trường mạng “sạch” cho trẻ sử dụng một cách lành mạnh. Liên hệ ngay hotline 1900 6600 hoặc truy cập website https://fpt.vn/ để được nhân viên hỗ trợ thông tin nhanh chóng.

Bài viết liên quan
Đã copy thành công!
FptTelecom
Live Chat
19006600
back-to-top