Băng thông mạng là gì? Cách tối ưu băng thông nhanh chóng

Băng thông mạng cho biết khả năng truyền dữ liệu tối đa của đường truyền, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản hồi Internet. Nếu băng thông thấp, trải nghiệm xem phim, lướt web, chơi game, làm việc trực tuyến có thể bị giật, lag. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại băng thông, yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu băng thông mạng để đảm bảo kết nối luôn ổn định.
1. Băng thông mạng là gì?
Băng thông (bandwidth) được dùng để thể hiện khả năng chuyển tải dữ liệu tối đa của một đường truyền hoặc hệ thống kết nối.
Cụ thể, băng thông đo lường lượng thông tin (tính bằng bit/giây) mà mạng có thể truyền đi trong một khoảng thời gian xác định. Chỉ số này càng cao, tốc độ phản hồi và trao đổi dữ liệu qua Internet càng tốt, trải nghiệm lướt web, chơi game, xem phim,... của người dùng càng mượt mà.
Băng thông mạng cho biết khả năng truyền dữ liệu tối đa của một đường truyền hoặc hệ thống kết nối
2. Đơn vị đo băng thông mạng
Hai đơn vị phổ biến nhất được sử dụng để đo băng thông mạng là bit/giây (bps) và byte/giây (Bps). Cụ thể:
- Bit trên giây (bps): Đây là đơn vị thông dụng nhất để xác định tốc độ truyền dữ liệu mạng, biểu thị số bit được chuyển đi trong 1 giây. Trong đó, 1Mbps = 1.000.000 bit/giây, tức là 1.000.000 bit được truyền tải trong 1 giây.
- Byte trên giây (Bps): Đơn vị này phản ánh hiệu suất thực tế của đường truyền mạng, thường dùng để xác định lượng dữ liệu chuyển đi trong mỗi giây. Trong đó, 1 byte = 8 bit, tức là tốc độ Bps luôn cao hơn 8 lần so với bps. Ví dụ: 1 MBps (megabyte/giây) tương đương 8Mbps (megabit/giây).
Bên cạnh đó, băng thông còn được đo lường qua một số đơn vị đo băng thông khác như gigabit trên giây (Gbps), kilobit trên giây (Kbps) hoặc terabit trên giây (Tbps).
Băng thông mạng thường được đo bằng Bit trên giây (Bps) hoặc Byte trên giây (Bps)
3. Phân loại băng thông mạng
Băng thông được phân loại thành nhiều nhóm, tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau như phạm vi, tốc độ tải lên - tải xuống, công nghệ truyền tải. Cụ thể:
Tiêu chí | Loại | Chi tiết |
Phạm vi sử dụng | Băng thông mạng nội bộ (LAN Bandwidth) | - Sử dụng trong mạng nội bộ như văn phòng, trường học, nhà riêng - Tốc độ cao và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. |
Băng thông mạng diện rộng (WAN Bandwidth) | - Dành cho các mạng quy mô lớn như doanh nghiệp, viễn thông. - Tốc độ phụ thuộc vào phương thức kết nối và khoảng cách địa lý. |
|
Băng thông quốc tế | - Sử dụng để truy cập máy chủ ở nước ngoài. - Tốc độ thường thấp hơn trong nước do chi phí cao và giới hạn của cáp quang biển. |
|
Tốc độ tải lên - tải xuống | Băng thông đối xứng (Symmetrical Bandwidth) | - Thường được sử dụng trong doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu. - Tốc độ tải lên và tải xuống bằng nhau. |
Băng thông không đối xứng (Asymmetrical Bandwidth) | - Phù hợp với các gói Internet gia đình do nhu cầu tải xuống lớn hơn. - Tốc độ tải xuống cao hơn nhiều so với tải lên. |
|
Công nghệ truyền tải | Băng thông cáp quang (Fiber Optic Bandwidth) | - Cung cấp tốc độ cực cao, có thể đạt đến hàng Gbps, với độ trễ thấp và tín hiệu ổn định. |
Băng thông cáp đồng (DSL Bandwidth) | - Có tốc độ thấp hơn, thường trong khoảng vài chục Mbps - Phù hợp với vùng chưa có hạ tầng cáp quang. |
|
Băng thông không dây (Wireless Bandwidth) | - Áp dụng cho WiFi, mạng di động 4G/5G. - Tốc độ thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách và thiết bị kết nối. |
|
Đặc điểm kết nối | Băng thông chia sẻ (Shared Bandwidth) | - Băng thông được chia sẻ giữa nhiều người dùng trên một đường truyền. - Do truy cập cùng lúc nhiều thiết bị nên tốc độ có thể bị giảm. |
Băng thông chuyên dụng (Dedicated Bandwidth) | - Dành riêng cho một cá nhân hoặc hệ thống - Duy trì tốc độ mạng ổn định hơn nhưng chi phí cao hơn. |
4. 6 yếu tố ảnh hưởng đến băng thông mạng
Băng thông mạng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thiết bị, hạ tầng mạng, vị trí địa lý, thời điểm sử dụng,... Cụ thể
4.1. Thiết bị mạng
Chất lượng và thông số kỹ thuật của Modem, Router quyết định khả năng truyền tải dữ liệu. Router đời cũ chỉ hỗ trợ WiFi 2.4GHz sẽ có tốc độ thấp hơn nhiều so với Router băng tần kép hỗ trợ WiFi 5 hoặc WiFi 6. Ví dụ, chuẩn WiFi 6 có thể đạt tốc độ lên đến 9.6 Gbps, trong khi WiFi 4 chỉ đạt khoảng 600 Mbps.
Dây cáp mạng cũng ảnh hưởng lớn đến băng thông. Cáp Cat5e có thể hỗ trợ băng thông 100 MHz, trong khi cáp Cat6 và Cat7 có thể đạt đến 250 MHz. Ngoài ra, nếu dây cáp quá dài hoặc chất lượng kém, tín hiệu có thể bị suy yếu, làm giảm tốc độ thực tế của đường truyền.
Loại, độ dài cáp Ethernet có thể ảnh hưởng đến băng thông mạng
4.2. Hạ tầng mạng
Công nghệ kết nối quyết định mức băng thông tối đa mà người dùng có thể tiếp cận. Mạng cáp quang (FTTH) có thể cung cấp tốc độ lên đến 1 Gbps hoặc cao hơn, trong khi mạng ADSL sử dụng cáp đồng chỉ đạt khoảng 24 Mbps. Do đó, ADSL không phù hợp với các nhu cầu như xem video 4K hoặc chơi game trực tuyến.
Ngoài ra, vào giờ cao điểm, khi nhiều người cùng truy cập Internet, tốc độ có thể giảm mạnh do băng thông phải chia sẻ giữa nhiều thiết bị. Hiện tượng này thường thấy ở các khu vực có mật độ sử dụng cao như chung cư, quán cà phê hoặc văn phòng đông nhân viên.
Sử dụng mạng cáp quang FTTH hỗ trợ băng thông rộng, cho tốc độ truyền tải dữ liệu ổn định hơn so với cáp đồng
4.3. Các yếu tố khách quan khác
Ngoài các yếu tố về thiết bị, hạ tầng mạng ảnh hưởng đến băng thông kể trên, còn một số yếu tố khách quan khác như thời gian, vị trí sử dụng,... Cụ thể:
- Vị trí địa lý: Nếu bạn ở gần trạm phát sóng WiFi hay cột thu phát sóng 4G/5G, tốc độ mạng sẽ tốt hơn so với người dùng ở xa hoặc bị che khuất bởi vật cản như tường bê tông dày.
- Thời điểm sử dụng: Vào buổi tối, khi nhiều người xem phim, chơi game hoặc tải dữ liệu, tốc độ mạng có thể bị giảm do tình trạng nghẽn băng thông. Trái lại, vào sáng sớm hoặc giữa trưa, tốc độ thường ổn định hơn.
- Số lượng thiết bị kết nối: Càng nhiều thiết bị cùng truy cập vào mạng, băng thông càng bị chia nhỏ, khiến tốc độ mạng chậm hơn. Ví dụ, nếu một gia đình có 5 - 6 thiết bị cùng xem video HD, băng thông sẽ bị tiêu tốn nhanh chóng, làm giảm tốc độ các hoạt động khác như lướt web, chơi game,...
- Ứng dụng và phần mềm sử dụng: Xem video 4K trên YouTube có thể tiêu tốn từ 20 - 25 Mbps, trong khi chơi game online có thể cần từ 5 - 10 Mbps. Nếu nhiều ứng dụng cùng hoạt động, chúng sẽ “tranh giành” băng thông, gây ra tình trạng giật lag.
Số lượng thiết bị truy cập cùng lúc vào mạng cũng ảnh hưởng đến băng thông, càng nhiều thiết bị, băng thông càng bị chia nhỏ
5. 5 cách tối ưu băng thông mạng
5.1. Sử dụng dịch vụ mạng tối ưu
Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) uy tín và gói cước phù hợp giúp đảm bảo băng thông ổn định và tốc độ cao. Đồng thời, khi gặp hiện tượng giật, lag, nghẽn băng thông mạng, bạn có thể sử dụng các dịch vụ tối ưu băng thông VPN, CDN, cloud service, gói UltraFast, F-Game để giảm độ trễ, từ đó nâng cao trải nghiệm sử dụng mạng.
Ultra Fast FPT giảm tối đa tỷ lệ rớt gói (Packet Loss) đến tận 4 lần, giảm mức ping lên đến 16ms, đem lại trải nghiệm chơi game, xem phim HD mượt mà
5.2. Sử dụng thiết bị mạng chất lượng cao
Sử dụng thiết bị mạng hiện đại và chất lượng cao giúp tăng khả năng xử lý và truyền tải dữ liệu, từ đó cải thiện băng thông mạng. Hãy dùng các cáp mạng đạt chuẩn, như cáp Cat6 hoặc Cat7 giúp đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu. Đồng thời, bạn nên nâng cấp Router và Modem lên các phiên bản hỗ trợ chuẩn WiFi mới nhất như WiFi 6. Mua ngay sản phẩm tích hợp công nghệ WiFi 6 của FPT Telecom với giá ưu đãi.
Thiết bị Modem của FPT hiện hỗ trợ chuẩn WiFi 6, giúp tối ưu băng thông mạng
5.3. Giới hạn người dùng sử dụng mạng
Quản lý số lượng người dùng kết nối giúp giảm tải cho mạng, tránh tình trạng quá tải và đảm bảo băng thông cho các thiết bị quan trọng. Bạn có thể giới hạn số người sử dụng mạng bằng cách thiết lập mật khẩu mạnh cho mạng WiFi để ngăn chặn truy cập trái phép, hoặc sử dụng tính năng kiểm soát truy cập trên Router để giới hạn số lượng thiết bị kết nối.
5.4. Tận dụng phần mềm quản lý mạng
Để quản lý băng thông mạng, bạn có thể dùng công cụ giám sát mạng như NetLimiter, GlassWire để theo dõi và điều chỉnh lưu lượng, ưu tiên băng thông cho các ứng dụng quan trọng và hạn chế những ứng dụng tiêu tốn nhiều băng thông.
Bạn có thể sử dụng thêm các phần mềm quản lý mạng như NetLimiter để theo dõi lưu lượng, băng thông cho các ứng dụng
5.5. Xóa ứng dụng/phần mềm không cần thiết
Gỡ bỏ các ứng dụng không sử dụng giúp giải phóng băng thông và tài nguyên hệ thống, đảm bảo mạng hoạt động hiệu quả hơn. Để thực hiện, bạn nên kiểm tra danh sách ứng dụng trên thiết bị và xác định những ứng dụng không cần thiết, chiếm dụng nhiều băng thông, sau đó gỡ cài đặt các ứng dụng này.
6. Một số câu hỏi khác về băng thông mạng
Để hiểu rõ hơn về băng thông, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp dưới đây.
6.1. Đo lường băng thông mạng như thế nào?
Kiểm tra băng thông giúp đo lường khả năng truyền tải dữ liệu của mạng, từ đó đánh giá tốc độ kết nối cũng như hiệu suất sử dụng Internet, đồng thời, hỗ trợ xác định tốc độ thực tế và phát hiện các vấn đề như độ trễ, mất gói dữ liệu hoặc nghẽn mạng.
Để kiểm tra băng thông, có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng như Test TCP (TTCP) hoặc PRTG Network Monitor giúp phân tích chi tiết tốc độ tải xuống, tải lên và độ trễ của mạng.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Test TCP để phân tích tốc độ tải lên, tải xuống, kiểm tra độ trễ của mạng
6.2. Băng thông và tốc độ Internet khác nhau như thế nào?
Băng thông là dung lượng tối đa mà đường truyền có thể hỗ trợ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, tốc độ Internet là tốc độ thực tế khi truyền tải dữ liệu được tại một thời điểm cụ thể.
Chẳng hạn, một gói Internet có băng thông 100Mbps nhưng sử dụng Modem công nghệ cũ, đồng thời thiết bị kết nối (laptop, điện thoại…) đời cũ thì tốc độ mạng thực tế có thể chỉ đạt khoảng 50 - 70Mbps.
6.3. Độ trễ băng thông là gì? Khắc phục như thế nào?
Độ trễ (latency) là thời gian cần để một gói dữ liệu di chuyển từ thiết bị của bạn đến máy chủ và ngược lại. Nếu độ trễ cao, bạn sẽ gặp hiện tượng chậm trễ khi chơi game, gọi video hoặc truyền dữ liệu theo thời gian thực. Để giảm độ trễ, bạn có thể:
- Kết nối qua dây Ethernet thay vì WiFi để ổn định tín hiệu.
- Di chuyển Router đến vị trí trung tâm để hạn chế vật cản.
- Kiểm tra Router, Modem xem có lỗi, hỏng hay không và khắc phục.
- Chọn gói cước phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là gói có băng thông cao và độ trễ thấp nếu bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ trực tuyến.
- Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ ISP để được hỗ trợ.
6.4. Làm thế nào để chọn gói cước băng thông phù hợp?
Lựa chọn gói băng thông mạng cần dựa vào nhu cầu sử dụng thực tế, số thiết bị truy cập mạng cùng lúc. Dưới đây là một số gợi ý:
- Cá nhân (30 - 50 Mbps): Nếu bạn chỉ sử dụng Internet để lướt web, xem video Full HD và làm việc trực tuyến cơ bản, gói cước 30 - 50 Mbps là lựa chọn hợp lý.
- Gia đình (100 - 200 Mbps): Với nhiều thiết bị kết nối cùng lúc như TV, điện thoại, laptop và smarthome, gói từ 100 Mbps trở lên giúp đảm bảo tốc độ mượt mà, đặc biệt khi xem phim 4K hoặc chơi game online.
- Doanh nghiệp (Từ 200 Mbps trở lên): Các doanh nghiệp cần tốc độ cao để xử lý dữ liệu lớn, họp trực tuyến, chạy server hoặc livestream.
FPT Telecom hiện cung cấp các gói cước có băng thông cao, từ 100 Mbps, đảm bảo khả năng truyền tải mạng nhanh chóng, phù hợp với đa dạng nhu cầu sử dụng với giá cước chỉ từ 165.000 VNĐ/tháng. Bạn hãy truy cập trang web fpt.vn hoặc liên hệ Hotline 19006600 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
FPT hiện cung cấp nhiều gói cước với băng thông đều đạt 150Mbps, giúp trải nghiệm sử dụng mạng mượt mà
6.5. Băng thông mạng thấp có ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game online không?
Mạng có băng thông thấp có thể khiến trò chơi trực tuyến bị giật lag, phản hồi chậm hoặc mất kết nối giữa chừng. Đặc biệt, các tựa game yêu cầu thời gian phản hồi nhanh như FPS hay MOBA cần đảm bảo băng thông cao để có trải nghiệm chơi game mượt mà.
Để hạn chế tình trạng giật lag khi chơi game, bạn nên sử dụng kết nối có dây, đảm bảo băng thông tối thiểu từ 10 Mbps trở lên và tránh sử dụng mạng cùng lúc cho nhiều tác vụ nặng như tải phim hay truyền phát trực tiếp.
Như vậy, băng thông mạng có tác động lớn đến trải nghiệm sử dụng Internet, việc hiểu rõ về băng thông mạng giúp bạn lựa chọn gói cước phù hợp và tối ưu hiệu quả sử dụng mạng. Bằng cách sử dụng thiết bị hiện đại, kiểm soát truy cập và tận dụng các công cụ quản lý, bạn có thể đảm bảo kết nối luôn ổn định, tránh tình trạng nghẽn mạng.