So sánh mạng có dây và không dây: Nên chọn loại nào?

Việc lựa chọn giữa mạng có dây và không dây không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ kết nối mà còn quyết định sự ổn định và linh hoạt của cả hệ thống làm việc hay giải trí tại nhà. Mỗi loại mạng đều có ưu và nhược điểm riêng, từ tính bảo mật, khả năng mở rộng đến chi phí triển khai. Vậy đâu là lựa chọn tối ưu cho bạn? Hãy cùng khám phá và so sánh chi tiết để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Tiêu chí | Mạng có dây (Ethernet) | Mạng không dây (Wi-Fi) |
Tốc độ | Cao, ổn định | Phụ thuộc vào khoảng cách/router |
Độ ổn định | Rất ổn định, không nhiễu | Dễ nhiễu sóng, mất tín hiệu |
Độ bảo mật | Rất cao, khó bị tấn công | Dễ bị hack nếu không cấu hình tốt |
Chi phí lắp đặt | Cao hơn (cần dây, thi công) | Thấp, chỉ cần router/modem |
Tính linh hoạt | Thấp – cố định theo dây | Cao – linh hoạt, di chuyển dễ |
Ứng dụng phù hợp | Camera, máy tính bàn, SmartTV | Laptop, điện thoại, Smart home |
Thẩm mỹ không gian | Kém nếu không đi dây âm tường | Gọn gàng, không cần dây |
1. 4 ưu điểm và 3 hạn chế khi sử dụng mạng có dây
Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn, hãy cùng điểm qua ưu điểm nổi bật và nhược điểm đáng lưu ý khi sử dụng mạng có dây dưới đây.
Ưu điểm khi sử dụng mạng có dây
- Tốc độ cao và ổn định: Mạng có dây luôn đảm bảo băng thông ổn định và không bị nhiễu như Wi-Fi, giúp kết nối luôn nhanh chóng, mượt mà, đặc biệt là khi làm việc từ xa, tham gia họp Zoom, livestream, hay chơi game online mà không gặp phải tình trạng giật lag.
- Không lo nhiễu sóng: Mạng có dây không chịu ảnh hưởng bởi nhiễu sóng từ các vật cản như tường, lò vi sóng hay các router hàng xóm.
- Bảo mật cao: So với mạng không dây, mạng có dây ít bị hack hoặc đánh cắp dữ liệu hơn, vì nó không bị tác động bởi các tín hiệu không mong muốn từ bên ngoài.
- Độ trễ thấp: Mạng có dây mang đến độ trễ chỉ từ 1ms đến 5ms trong điều kiện lý tưởng, là lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị yêu cầu phản hồi nhanh như camera giám sát, smart TV, hay máy chủ mini. Nhờ đó, bạn sẽ có được trải nghiệm ổn định và mượt mà, không bị gián đoạn trong quá trình sử dụng.
Hạn chế khi sử dụng mạng có dây
- Phải đi dây mạng: Mạng có dây đòi hỏi phải đi dây kết nối giữa các thiết bị, điều này gây bất tiện trong quá trình lắp đặt, đặc biệt ở những không gian đã hoàn thiện. Đặc biệt, nếu không thi công âm tường, dây mạng có thể lộ ra ngoài, gây rối mắt và khó chịu.
- Ít linh hoạt: Mạng có dây yêu cầu thiết bị phải kết nối trực tiếp với cáp mạng, vì vậy người dùng khó có thể di chuyển laptop, máy tính hay thiết bị đến vị trí khác mà không phải tháo dây hoặc kéo thêm dây mới.
- Cần hỗ trợ kỹ thuật khi triển khai: Quá trình lắp đặt đòi hỏi thiết kế hệ thống dây cáp phức tạp, kết nối qua các ổ cắm và cổng mạng giữa nhiều thiết bị. Việc đi dây trong các khu vực rộng lớn, nhiều tầng hoặc có nhiều chướng ngại vật sẽ gặp khó khăn, cần người có chuyên môn để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đúng chuẩn kthuậtth.
Sử dụng mạng không dây có nhiều điều hạn chế, vì vậy người sử dụng nên cân nhắc
2. 4 ưu điểm và 2 hạn chế khi sử dụng mạng không dây
Bên cạnh mạng có dây, mạng không dây (Wi-Fi) thường được sử dụng trong các gia đình, văn phòng hiện đại hay không gian mở. Dưới đây là 4 ưu điểm nổi bật cùng 2 hạn chế bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn sử dụng mạng không dây
Ưu điểm khi sử dụng mạng không dây
- Không cần đi dây phức tạp: Thay vì phải kéo dây từ modem đến từng máy tính, tivi hay máy in như mạng có dây, bạn chỉ cần lắp đặt một bộ phát Wi-Fi (router) là có thể phủ sóng Internet cho toàn bộ không gian.
- Tính linh hoạt cao: Người dùng kết nối Internet từ bất kỳ đâu trong phạm vi sóng của bộ phát Wi-Fi. Bạn có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị như laptop, điện thoại, máy tính bảng, hoặc thậm chí các thiết bị thông minh như tivi, máy chơi game mà không cần phải lo lắng về việc cắm dây hay thay đổi vị trí thiết bị.
- Tiết kiệm chi phí thi công: Việc lắp đặt hệ thống WiFi chỉ cần thiết bị phát sóng và cấu hình đơn giản, không phải khoan đục tường, kéo dây qua các vị trí khó, từ đó giảm đáng kể chi phí vật tư và nhân công. Ngoài ra, khi có nhu cầu mở rộng, thay đổi vị trí hoặc bố trí lại không gian, mạng không dây không phát sinh thêm chi phí thi công mới
- Dễ dàng mở rộng vùng phủ: Khi muốn bổ sung thêm thiết bị hoặc mở rộng phạm vi sử dụng, người dùng chỉ cần đặt thêm các điểm phát sóng ở vị trí mong muốn mà không phải thay đổi hệ thống dây cáp như mạng có dây
Sử dụng mạng wifi có rất nhiều ưu điểm mà người dùng nên nắm được trước khi lắp đặt
Nhược điểm khi sử dụng mạng không dây
- Tín hiệu dễ yếu ở các phòng xa router, tường dày: Sóng WiFi khi truyền qua không gian sẽ bị suy giảm mạnh nếu gặp phải vật cản như tường bê tông, cửa kính, vách ngăn hoặc các thiết bị điện tử khác. Đặc biệt, tường dày và nhiều lớp vật liệu hấp thụ sóng khiến tín hiệu bị yếu đi rõ rệt khi đến các phòng xa.
- Dễ bị can nhiễu: Các thiết bị điện tử như lò vi sóng, điện thoại không dây, thiết bị Bluetooth và thậm chí cả các mạng WiFi lân cận cùng hoạt động trên băng tần 2.4GHz hoặc 5GHz có thể phát ra sóng trùng tần số, gây chồng lấn và làm suy giảm chất lượng tín hiệu WiFi.
Để lựa chọn sử dụng mang wifi, người dùng cần biết những nhược điểm để đưa ra quyết định đúng đắn
3. Nên lắp đặt mạng có dây hay không dây?
Việc lựa chọn giữa mạng có dây và mạng không dây phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và không gian sống của bạn. Dưới đây là ba phương án chính bạn có thể cân nhắc:
- Dùng mạng có dây: Nếu bạn ưu tiên sự ổn định và muốn kết nối Internet cho các thiết bị cố định như máy tính, camera, hoặc smart TV, mạng có dây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Với mạng có dây, bạn sẽ luôn có kết nối ổn định và tốc độ cao mà không lo bị gián đoạn hoặc nhiễu sóng.
- Dùng Wi-Fi: Nếu bạn cần sự tiện lợi, linh hoạt và không muốn phải kéo dây, mạng không dây là lựa chọn phù hợp. Wi-Fi cho phép bạn di chuyển thoải mái trong nhà và kết nối Internet từ bất kỳ đâu trong phạm vi phủ sóng.
- Kết hợp cả 2: Bạn có thể lắp đặt mạng có dây cho các thiết bị cố định như máy tính bàn, smart TV, hoặc camera, và sử dụng Wi-Fi cho các thiết bị di động như điện thoại, laptop hay máy tính bảng.
Người dùng cần nắm được ưu và nhược điểm để chọn giải pháp tối ưu nhất cho mình
Lời khuyến: Nếu nhà bạn có nhiều tầng hoặc phòng kín, hãy đăng ký gói Internet tốc độ cao và kết hợp router mạnh hoặc lắp thêm repeater để tối ưu tín hiệu Wi-Fi,
4. Giải pháp mạng toàn diện với Internet FPT – Hỗ trợ cả có dây lẫn không dây
FPT Telecom hiện cung cấp giải pháp lắp đặt Internet toàn diện, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Với mỗi hộ gia đình, căn hộ, văn phòng hay mô hình kinh doanh phức hợp, FPT đều có thể triển khai kết nối mạng ổn định, tốc độ cao, thông qua hệ thống kết hợp giữa mạng có dây và Wi-Fi không dây.
Khách hàng có thể lựa chọn gói combo tích hợp gồm: đường truyền Internet cáp quang FPT, thiết bị phát Wi-Fi Mesh công nghệ mới và hỗ trợ kéo dây mạng nội bộ theo yêu cầu.
Đội ngũ kỹ thuật của FPT sẽ khảo sát thực tế vị trí lắp đặt, tư vấn phương án thi công riêng biệt theo cấu trúc từng công trình và đảm bảo ba yếu tố: tốc độ truyền dẫn mạnh mẽ, kết nối ổn định xuyên suốt và thẩm mỹ cao trong lắp đặt hệ thống dây – thiết bị.
Sử dụng mạng của FPT sẽ giúp người dùng an tâm về đường truyền
Tùy vào mục đích sử dụng, không gian và yêu cầu về tốc độ, bạn có thể lựa chọn phương thức kết nối phù hợp nhất để tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng Internet của mình. Hy vọng bài viết trên đây đã chỉ ra rõ ưu – nhược điểm của từng loại, giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn.Nhấn vào nút “Tư vấn ngay!” ở góc phải màn hình để nhận được sự hỗ trợ từ FPT Telecom hoặc đăng ký tại https://fpt.vn/internet để được tư vấn miễn phí!