Internet ra đời năm nào? Quá trình hình thành & Phát triển

Internet đang phủ sóng mạnh mẽ với khoảng 78,44 triệu người sử dụng, tỷ lệ tiếp cận đạt 79,1% tại Việt Nam tính đến đầu năm 2024, theo thống kê của DataReportal. Vậy Internet ra đời năm nào? Xuất hiện ở Việt Nam khi nào? Quá trình hình thành và phát triển của Internet như thế nào để đạt được bước tiến như hiện nay? Mời bạn tham khảo câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Giải đáp: Internet ra đời năm nào? Do ai phát minh?
Internet chính thức ra đời ngày 29/10/1969 theo ý tưởng ban đầu của Leonard Kleinrock, sau đó được phát triển bởi Giáo sư Joseph Carl Robnett Licklider với tên gọi mạng ARPANET.
Sự ra đời của ARPANET đã đánh dấu bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin. Ban đầu, ARPANET được xây dựng với mục đích kết nối các trung tâm nghiên cứu khoa học và quân sự tại Hoa Kỳ nhằm chia sẻ tài nguyên máy tính và đảm bảo duy trì liên lạc ngay cả khi một số nút mạng gặp sự cố. Qua nhiều năm phát triển, ARPANET không chỉ chứng minh được tính hiệu quả mà còn đặt nền móng cho sự ra đời của giao thức TCP/IP – yếu tố cốt lõi giúp Internet mở rộng và phổ biến trên toàn cầu.
Lần đầu tiên dữ liệu được truyền giữa hai máy tính thông qua mạng ARPANET vào ngày 29/10/1969
Từ những bước đi sơ khai đó, Internet tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trải qua nhiều giai đoạn đổi mới quan trọng. Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và mở rộng của Internet, hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của mạng lưới này qua từng giai đoạn quan trọng.
2. Lịch sử hình thành & phát triển của Internet trên thế giới
Kể từ khi ra đời, Internet không ngừng phát triển, cập nhật thêm các tính năng mới giúp phủ sóng rộng hơn, truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Khi bước vào thập niên 1990 cho đến nay, Internet bước vào giai đoạn bùng nổ về độ phủ sóng, số lượng người sử dụng và chất lượng đường truyền. Cụ thể như sau:
Giai đoạn đánh dấu bước ngoặt
- Năm 1960: Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện dự án ARPANET nghiên cứu về chuyển mạch gói - công nghệ cốt lõi của Internet sau này.
- Ngày 29/10/1969: Lần đầu tiên, một tin nhắn được gửi từ máy tính SDS Sigma 7 tại Viện công nghệ California (University of California) tới máy tính SDS 940 tại Trường đại học Stanford, cách nhau hơn 600km thông qua giao thức IP của mạng ARPANET.
- Năm 1970: Sau khi ARPANET xuất hiện, các công nghệ mạng khác như NPL, Merit và CYCLADES cũng xuất hiện.
- Năm 1971: Đã có 15 trang web được kết nối với mạng ARPANET.
- Năm 1972: Bob Kahn trình bày việc liên kết 40 máy tính với nhau thông qua mạng ARPANET bằng Terminal Interface Processor-TIP tại hội nghị quốc tế về mạng máy tính. Cùng năm, nhóm interNET Working Group (INWG) được thành lập và Ray Tomlinson phát minh ra Email.
- Năm 1973: Mạng ARPANET trở thành mạng quốc tế, được kết nối với máy tính tại một số trường đại học tại Anh và Na Uy. Nhiều giao thức truyền tin được phát triển. Cùng năm, Bob Metcalfe phác họa về Ethernet tại Đại học Harvard.
- Tháng 9/1973: Vinto Cerf và Bob Kahn đề xuất ý tưởng ban đầu của giao thức TCP/IP.
- Năm 1974: BNN tạo ra giao thức Telnet, cho phép sử dụng máy tính từ xa. Đồng thời, lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ Internet trong bài viết của Vint Cerf và Bob Kahn.
- Năm 1976: Dịch vụ truyền tệp cho mạng FTP được phát triển bởi hãng AT&T xuất hiện.
- Năm 1977: Mạng ARPANET đã kết nối với 100 máy tính.
- Năm 1978: Mạng USENET danh riêng cho UNIX do Tom Truscott và Steve Bellovin ra đời.
- Năm 1979: Ban kiểm soát cấu hình Internet được thành lập bởi ARPA.
- Năm 1981: Mạng CSNET (Computer Science NETwork) dành cho các nhà khoa học ở trường đại học ra đời. Họ có thể sử dụng mạng mà không cần truy cập vào ARPANET.
- Năm 1982: Giao thức TCP và IP được DAC và ARPA được sử dụng trên mạng ARPANET.
- Năm 1983 - 1984: Mạng ARPANET tách thành ARPANET dùng cho dân sự và MILNET dành cho quốc phòng. TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn cho mạng ARPANET. Số lượng thiết bị máy tính kết nối mạng lên tới 4.000.
- Năm 1985: Cơ quan quản lý viễn thông Mỹ cho phép người dân sử dụng một số băng tần không dây mà không cần giấy phép, đánh dấu bước khởi đầu của kỷ nguyên mạng không dây.
- Năm 1986: NSFNET được thành lập bởi Tổ chức khoa học quốc gia Mỹ, nhằm liên kết năm trung tâm máy tính lớn với nhau. Nhiều doanh nghiệp chuyển từ ARPANET sang NSFNET.
- Ngày 12/3/1989: World Wide Web - WWW ra đời bởi Tim Berners-Lee tại Trung tâm nghiên cứu vật lý CERN ở ngoại ô Geneva (Thụy Sĩ), mở đầu thời kỳ bùng nổ của Internet. Cùng năm, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (IPS) xuất hiện, mang đến nhiều dịch vụ mạng hữu ích cho người dùng Internet
Chiếc máy tính tại University of California, Los Angeles (UCLA) đã gửi tin nhắn đầu tiên qua Internet
Giai đoạn phát triển ổn định đến ngày nay
- Năm 1990: Mạng ARPANET ngừng hoạt động.
- Năm 1994: NIST đề nghị sử dụng thống nhất giao thức TCP/IP.WWW. Giao thức này ngày càng phổ biến.
- Tháng 10/1994: Phiên bản beta của trình duyệt Navigator 1.0 ra mắt bởi Tập đoàn truyền thông Netscape. Cùng năm, Liên minh tín dụng liên bang Stanford là đơn vị đầu tiên sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
- Năm 1995: Mạng NSFNET chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu, mạng Internet tiếp tục phát triển.
- Năm 1996: Triển lãm trên Internet lần đầu tiên được tổ chức, đó là Triển lãm Internet World Exposition. Ngân hàng hợp tác OP Financial Group là đơn vị thứ hai triển khai ngân hàng trực tuyến. Hotmail ra mắt dịch vụ web mail, thu hút tới 12 triệu người dùng trong 18 tháng, sau đó được Microsoft mua lại với giá 400 triệu USD.
- Ngày 30/10/1997: Phiên bản trình duyệt Microsoft 4.0 ra đời.
- Năm 1997: Phiên bản trình duyệt Netscape 4.0 xuất hiện ngày 11/06, phiên bản trình duyệt Microsoft 4.0 ra đời ngày 30/10. Các chuẩn mạng không dây được ban hành chính thức, lần lượt là 802.11, 802.11b và 802.11a trong các năm 1997, 1999 và 2000.
- Tháng 08/1999: Liên minh tương thích Ethernet không dây VECA gồm 6 công ty Intersil, 3Com, Nokia, Aironet, Symbol, Lucent được thành lập, thuật ngữ WiFi chính thức xuất hiện.
Internet đã bùng nổ, phủ sóng rộng khắp toàn thế giới
3. Internet xuất hiện ở Việt Nam khi nào? Phát triển ra sao?
Internet xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991 nhưng chưa ứng dụng cho người dân. Đến ngày 19/11/1997, Internet chính thức được hòa mạng ở Việt Nam, cung cấp bởi nhà mạng VNPT. Một số nhà mạng khác cũng ra mắt dịch vụ Internet sau đó là Netnam, FPT Telecom, Viettel và SPT. Các giai đoạn phát triển cụ thể như sau:
3.1. Giai đoạn khởi đầu (1991 - 1997): Chuẩn bị kết nối Internet
Đây là giai đoạn từ khi xây dựng ý tưởng, thử nghiệm và chính thức hòa mạng Internet toàn cầu, phủ sóng Internet tới người dân Việt Nam:
- Năm 1991: Giáo sư Rob Hurle thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) và ông Trần Bá Thái thuộc Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT) thử nghiệm kết nối máy tính ở Úc và Việt Nam qua đường dây điện thoại.
- Năm 1992: Thử nghiệm trên thành công, IOIT Hà Nội có địa chỉ email đầu tiên để liên lạc với giáo sư Rob ở Úc. Sau đó, giai đoạn 1992 - 1996, một số tổ chức và trường đại học ở Việt Nam cũng kết nối Internet. Lúc này, Internet vẫn chưa phổ biến rộng rãi.
- Tháng 09/1993: Hội thảo liên quan đến kế hoạch phát triển Internet tại Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội.
- Năm 1994: Thử nghiệm mạng Varenet được thực hiện bởi Đại học quốc gia Úc cùng Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia tại Việt Nam. Cùng năm, Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia thực hiện kết nối mạng Toolnet ở Amsterdam (Hà Lan).
- Năm 1995: Trung tâm Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam liên kết mạng HCMCNET với Singapore. Nhu cầu sử dụng Internet tăng cao, Giáo sư Rob và đồng nghiệp hợp tác với VNPT để triển khai dịch vụ Internet công cộng tại Việt Nam.
- Năm 1996: Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc VNPT kết nối với Internet Sprintlink (Mỹ).
- Ngày 19/11/1997: Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu, phủ sóng Internet tới người dân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm hệ thống máy chủ Internet đầu tiên tại Việt Nam của công ty VDC - một công ty con thuộc VNPT
3.2. Giai đoạn phát triển ban đầu (1998 - 2005): Mạng dial-up và ADSL
Thời kỳ mới phủ sóng Internet, tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng đều đặn, dịch vụ Internet được cung cấp tới người dân thông qua mạng dial-up và ADSL nhưng tốc độ còn hạn chế:
- Năm 1998: Mạng Internet dial-up ra mắt và được phổ biến rộng rãi nhưng tốc độ tối đa chỉ đạt 56 Kbps.
- Ngày 17/10/2000: Ông Phạm Thế Duyệt, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phê duyệt Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam.
- Năm 2003: Công nghệ ADSL (băng thông rộng), tốc độ mạng được cải thiện lên tới con số Mbps.
- Năm 2005: Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam vượt mốc 10 triệu. Thông tư liên quan đến quản lý đại lý Internet tại Việt Nam được ký kết bởi Bộ Công an, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông, mở ra thời kỳ mới cho Internet.
Giao diện kết nối Internet Dial-up
3.3. Giai đoạn bùng nổ (2006 - 2015): Internet cáp quang, 3G và phát triển nội dung số
Trong giai đoạn này, mạng xã hội xuất hiện và phát triển nhanh chóng, số lượng người dùng Internet tiếp tục tăng nhanh, các công nghệ kết nối thế hệ mới xuất hiện giúp cải thiện đáng kể tốc độ truy cập mạng. Một số cột mốc quan trọng như sau:
- Năm 2006: FPT Telecom trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp mạng cáp quang tại Việt Nam.
- Năm 2007: Việt Nam bắt đầu triển khai 3G, bước sang giai đoạn phát triển mới của Internet - Internet di động. Các quán cà phê kết hợp Internet bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội và TPHCM.
- Năm 2008: Facebook bắt đầu phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam xuất hiện mạng xã hội Zing Me.
- Năm 2010: Internet cáp quang (FTTH) phổ biến và dần thay thế ADSL. Ngày 09/10, Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA được thành lập tại Hà Nội với 33 thành viên.
- Năm 2012: Giao thức IPv6 chính thức được triển khai tại Việt Nam.
- Năm 2013: Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam chiếm 35% dân số với hơn 31 triệu người.
- Năm 2015: Việt Nam bắt đầu thử nghiệm công nghệ 4G.
Internet cáp quang dần thay thế cáp đồng (ADSL) tại Việt Nam
3.4. Giai đoạn bứt phá (2016 - nay): 4G, 5G và Internet vạn vật (IoT)
Đây là giai đoạn các công nghệ kết nối Internet phát triển vượt bậc, Internet được ứng dụng ngày càng nhiều vào đời sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, cụ thể như sau:
- Năm 2016: Việt Nam chính thức thương mại hóa 4G, cung cấp mạng Internet tốc độ cao hơn.
- Năm 2018: Số người dùng Internet tại Việt Nam đã lên tới hơn 64 triệu người với hơn 60% dân số.
- Năm 2019: Mạng 5G được thử nghiệm tại Việt Nam, đánh dấu thời kỳ Internet tốc độ cao.
- Năm 2020 - 2023: Internet trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực giao dục, dịch vụ công, y tế, khoa học, công nghệ… tại Việt Nam. Các ứng dụng Smart Home và IoT ngày càng phổ biến. Mạng 5G tiếp tục được phổ biến rộng rãi cùng với sự phát triển của hạ tầng số và an ninh mạng.
- Năm 2023 - nay: Hệ thống cáp quang đã được triển khai tới 100% xã, phường,thị trấn và các trường học, tới 91% các thôn, bản. Hạ tầng Internet băng thông rộng phủ sóng toàn quốc. Số lượng người sử dụng Internet hàng ngày là 72,1 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, mức độ sử dụng IP (IPv4, IPv6) nằm trong top 20 - 30 toàn cầu.
Internet được phủ sóng rộng khắp các tỉnh, thành phố và địa phương trên cả nước
4. FPT Telecom – Đồng hành cùng sự phát triển Internet tại Việt Nam
FPT Telecom là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam. Trong suốt quá trình phát triển, dù gặp nhiều khó khăn, FPT Telecom đã góp phần phủ sóng Internet tốc độ cao tới các doanh nghiệp và hộ gia đình, cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao cho người dùng. Cụ thể:
- Ngày 31/1/1997: Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange - FOX) được thành lập.
- Tháng 10/2003: FPT bắt đầu cung cấp dịch vụ ADSL, sản phẩm là các gói MegaNet, MegaBiz.
- Năm 2005: FPT chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom). Công ty mở rộng hoạt động, cho ra đời nhiều gói cước ADSL có mức phí hợp lý, triển khai Internet cáp quang với tốc độ tải lên đến 10Gbps, cao hơn tốc độ truyền tại của ADSL 2+ gấp 200 lần.
- Năm 2012: FPT Telecom hoàn thiện dự án tuyến trục Bắc Nam dài 4.000 km, qua 30 tỉnh thành.
- Ngày 1/7/2016: FPT Telecom bắt đầu cung cấp Internet băng thông rộng cho hộ gia đình và doanh nghiệp. Cùng năm, công ty được cấp phép thử nghiệm 4G tại Việt Nam, khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom.
- Năm 2017: FPT Telecom hoàn thành kết nối mạng cho một triệu hộ gia đình Việt Nam. Cùng năm, công ty ra mắt gói cước tốc độ cao nhất Việt Nam thời điểm đó - SOC 1Gbps.
- Ngày 30/03/2023: FPT Telecom tung ra gói cước Internet LUX tích hợp công nghệ WiFi 6 tại Việt Nam,
- Năm 2024: Đánh dấu bước khởi đầu với AI qua việc xây dựng Trung tâm Trí tuệ nhân tạo với số vốn đầu tư 174 triệu USD tại Bình Định.
FPT Telecom quảng bá dịch vụ Mạng trí tuệ Việt Nam năm 1996
Có thể thấy, sự ra đời của Internet đã trở thành nền tảng thay đổi toàn diện cách con người giao tiếp, làm việc và tiếp cận thông tin. Từ một hệ thống mạng nội bộ phục vụ nghiên cứu khoa học, Internet đã phát triển thành một không gian kết nối toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống.
Để tận dụng tối đa những lợi ích mà Internet mang lại, việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ chất lượng là vô cùng quan trọng. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, FPT Telecom tự hào mang đến cho khách hàng những giải pháp Internet tốc độ cao, ổn định và bảo mật.
Nếu bạn quan tâm đến các gói dịch vụ Internet của FPT Telecom, hãy liên hệ tới hotline 1900 6600 hoặc website fpt.vn để trải nghiệm kết nối ổn định, tốc độ cao cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí ngay hôm nay!