Blog | Viễn thông , 18-02-2025 16:21
Bạn gặp tình trạng hình ảnh bị giật, âm thanh chậm hơn lời nói khi đang chơi game, livestream hay họp trực tuyến do latency - độ trễ mạng? Hiểu rõ latency là gì, cách yếu tố này ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng Internet và tìm giải pháp giảm độ trễ sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất kết nối mạng, đảm bảo trải nghiệm trực tuyến mượt mà hơn. Hãy khám phá các thông tin về thông số này trong bài viết sau.
Latency (hay còn gọi là độ trễ) là khoảng thời gian cần thiết để một gói dữ liệu di chuyển từ thiết bị của bạn đến đích (một thiết bị khác hoặc máy chủ). Hiểu một cách đơn giản, khi bạn nhấp vào một liên kết hoặc gửi tin nhắn, latency là khoảng thời gian từ khi thực hiện hành động đó đến khi trang web hiển thị hoặc tin nhắn được gửi đi. Độ trễ thường được đo bằng mili-giây (ms) và con số này càng nhỏ thì trải nghiệm mạng càng mượt mà.
Độ trễ là khoảng thời gian hoàn thành một vòng truyền dữ liệu giữa thiết bị đầu cuối và máy chủ
Độ trễ cao không chỉ làm chậm tốc độ tải trang mà còn gây giật lag khi chơi game, xem video hoặc gọi video. Dưới đây là những yếu tố chính gây ảnh hưởng đến latency:
2.1. Khoảng cách địa lý
Khoảng cách giữa thiết bị của bạn và máy chủ càng xa thì thời gian dữ liệu truyền đi càng lâu. Ví dụ: Nếu bạn kết nối đến một máy chủ ở nước ngoài, độ trễ sẽ cao hơn so với kết nối đến một máy chủ trong nước.
2.2. Công nghệ kết nối
Mỗi loại công nghệ kết nối mạng có cơ chế truyền tải dữ liệu khác nhau nên độ trễ không giống nhau, cụ thể:
- Cáp quang: Đây là công nghệ mạng tiên tiến với tốc độ truyền dữ liệu cao và độ trễ thấp và ổn định nhất hiện nay.
- WiFi: Dù tiện lợi và phổ biến nhưng WiFi thường có độ trễ cao hơn cáp quang một chút do dễ bị nhiễu sóng từ môi trường xung quanh, ví dụ như tường, đồ vật kim loại hoặc các thiết bị điện tử khác. Khoảng cách giữa thiết bị và Router càng xa, độ trễ càng cao .
- Mạng vệ tinh: Độ trễ rất cao do dữ liệu phải di chuyển qua khoảng cách rất xa từ trái đất đến vệ tinh và ngược lại.
Cáp quang là công nghệ mạng có độ trễ thấp và ổn định nhất hiện nay
2.3. Thiết bị mạng
Các thiết bị như Router, Modem hoặc Switch có thể góp phần gây ra độ trễ khi chúng xử lý và truyền dữ liệu. Thiết bị đời cũ hoặc cấu hình không tối ưu sẽ tăng thời gian xử lý tín hiệu, dẫn đến latency cao.
2.4. Số lượng thiết bị truy cập
Khi có quá nhiều thiết bị hoặc người dùng cùng truy cập vào một mạng, băng thông bị chia nhỏ, dẫn đến tốc độ truyền dữ liệu bị chậm lại và tăng độ trễ. Ví dụ: Khi một mạng WiFi trong gia đình có nhiều người cùng xem video, chơi game hoặc tải tệp lớn, Router phải xử lý lượng dữ liệu lớn hơn khả năng, dẫn đến tình trạng mạng bị chậm, lag hoặc mất kết nối.
Mạng càng có nhiều thiết bị truy cập cùng lúc, độ trễ càng cao
2.5. Loại tác vụ sử dụng
Những tác vụ yêu cầu thời gian thực như chơi game online hay hội nghị trực tuyến đòi hỏi dữ liệu được truyền đi và phản hồi ngay lập tức. Do lượng dữ liệu lớn và cần xử lý liên tục, các tác vụ này dễ bị ảnh hưởng bởi độ trễ, dẫn đến hiện tượng giật lag hoặc mất kết nối. Ngược lại, các tác vụ như tải tệp hoặc duyệt web thông thường ít bị ảnh hưởng hơn bởi độ trễ vì không yêu cầu phản hồi tức thì.
Độ trễ thấp sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà, trong khi độ trễ cao có thể gây ra gián đoạn, đặc biệt là với các ứng dụng đòi hỏi thời gian thực. Dưới đây là mức độ latency phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng:
- Dưới 20 ms: Rất tốt, phù hợp cho chơi game và các tác vụ thời gian thực như livestream, gọi video.
- 20 ms - 50 ms: Chấp nhận được, đủ tốt cho hầu hết ứng dụng.
- Trên 100 ms: Latency cao, dễ gây gián đoạn khi chơi game hoặc họp trực tuyến.
Mức latency lý tưởng phụ thuộc vào loại tác vụ bạn thực hiện
Để có trải nghiệm Internet mượt mà hơn, giảm độ trễ là điều cần thiết. Dưới đây là những cách đơn giản bạn có thể thực hiện ngay để cải thiện tốc độ mạng và giảm latency:
Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet có các gói mạng chuyên biệt với độ trễ thấp, hỗ trợ game thủ và các tác vụ yêu cầu thời gian thực. Bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ như Internet dành cho game thủ hoặc gói dịch vụ Ultra Fast của FPT Telecom để tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến.
Ultra Fast giúp giảm độ trễ, cải thiện tốc độ mạng (Lưu ý, giá cước có thể thay đổi theo thời gian đăng ký)
Cáp quang có độ trễ thấp hơn so với cáp đồng hoặc WiFi, giúp đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh và ổn định. Vì vậy, bạn hãy ưu tiên sử dụng kết nối cáp quang để tận hưởng trải nghiệm trực tuyến mượt mà hơn.
Khi sử dụng VPN, hãy chọn máy chủ gần vị trí địa lý của bạn để tối ưu hóa đường truyền và giảm độ trễ. Thao tác này sẽ giúp bạn truy cập các dịch vụ trực tuyến nhanh chóng và ổn định hơn.
VPN gần máy chủ giúp tối ưu hóa đường truyền đến máy chủ
Hãy giảm số lượng thiết bị không cần thiết kết nối vào mạng WiFi của bạn, đặc biệt trong giờ cao điểm. Bởi các thiết bị này sẽ vô tình chiếm dụng băng thông, làm tăng độ trễ.
Khi chơi game hoặc tham gia cuộc gọi video, việc kết nối với máy chủ gần vị trí địa lý của bạn sẽ giúp giảm latency. Điều này giúp dữ liệu truyền đi nhanh hơn và giảm thiểu độ trễ.
Nếu bạn sử dụng các thiết bị mạng cũ, hãy cân nhắc nâng cấp Router, Modem hoặc Switch. Các thiết bị đời mới có khả năng xử lý dữ liệu tốt hơn, từ đó giúp giảm độ trễ và cải thiện tốc độ mạng. Tham khảo các thiết bị Modem, Access Point đời mới nhất của FPT Telecom với chi phí hợp lý tại đây.
Router, Modem đời mới hỗ trợ tốc độ kết nối và khả năng xử lý mạng tốt hơn
Để kiểm tra latency của kết nối mạng, bạn có thể sử dụng các công cụ đáng tin cậy sau đây:
- Ping Command: Lệnh ping là một công cụ đơn giản giúp đo độ trễ giữa thiết bị của bạn và một địa chỉ IP hoặc máy chủ. Chỉ cần mở Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Mac) và nhập ping google.com để kiểm tra độ trễ tới máy chủ Google.
- Speedtest.net: Speedtest.net là công cụ phổ biến giúp đo độ trễ (ping), tốc độ tải xuống (download), và tải lên (upload) của mạng. Bạn chỉ cần truy cập trang web và nhấn "Go" để bắt đầu kiểm tra.
- Fast.com: Fast.com là một công cụ đo tốc độ mạng của Netflix, cho phép bạn kiểm tra tốc độ tải xuống một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần truy cập vào trang web và thông tin sẽ được hiển thị tự động.
- Speedtest.vn: Đây là công cụ đo tốc độ và độ trễ của mạng tại Việt Nam, do Bộ Thông tin và Truyền thông trung tâm Internet Việt Nam phát hành. Bạn chỉ cần vào website và nhấn “Thực hiện đo” để biết chính xác độ trễ của mạng.
- Google Fiber Speed Test: Google Fiber cung cấp công cụ kiểm tra độ trễ và tốc độ mạng cực kỳ nhanh chóng. Bạn chỉ cần truy cập trang web, nhấn "Go" và kết quả sẽ được hiển thị trong vài giây.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ latency là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến độ trễ mạng và những mức latency lý tưởng cho từng tác vụ. Đồng thời, FPT Telecom cũng đã cung cấp cho bạn 6 cách hiệu quả để giảm độ trễ và 5 công cụ đo latency chính xác nhất.
Nếu bạn là game thủ, streamer hoặc người thường xuyên tham gia các hoạt động trực tuyến và muốn có kết nối mạng ổn định, độ trễ thấp, hãy tham khảo ngay các gói dịch vụ Ultra Fast và F-Game từ FPT Telecom. Tìm hiểu thêm về các gói cước này bằng cách truy cập website fpt.vn hoặc liên hệ 1900 6600 để được tư vấn!