Blog | Viễn thông , 08-01-2025 11:14
Lỗi mạng 500 là một trong những lỗi xuất hiện phổ biến khi người dùng truy cập vào website. Đây là vấn đề xuất phát từ máy chủ, không phải từ thiết bị của người dùng và không thể xác định nguyên nhân cụ thể. Để hiểu rõ hơn về lỗi mạng 500 là gì và cách khắc phục, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Lỗi mạng 500 là gì? Cách khắc phục cho người dùng & quản trị web
Lỗi mạng 500 (hay HTTP 500 Internal Server Error) là thông báo cho thấy máy chủ (server) đang gặp sự cố nhưng khó xác định nguyên nhân chính xác. Lỗi này thường xuất phát từ phía máy chủ của website bạn đang truy cập, không liên quan đến thiết bị cá nhân hay kết nối Internet. Vì vậy, người dùng khó có thể tự khắc phục triệt để vấn đề mà cần sự can thiệp từ quản trị viên hệ thống.
Lỗi mạng 500 là lỗi xuất phát từ máy chủ, không liên quan đến thiết bị cá nhân hoặc Internet
Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể khiến máy xuất hiện lỗi mạng 500 khi truy cập mạng Internet:
Các tệp cấu hình của máy chủ như .htaccess trên Apache hay tệp cấu hình Nginx sai mã hoặc lệnh không hợp lệ, khiến máy chủ không thể hiểu và thực hiện được yêu cầu từ người dùng. Điều này tương tự như khi phiếu order ghi sai món ăn, người đầu bếp không thể chế biến theo đúng như khách hàng yêu cầu.
Website được ví như một chiếc xe, nếu bánh xe hoặc động cơ không hoạt động thì chiếc xe không thể di chuyển được. Tương tự, nếu mã nguồn hoặc script của website gặp lỗi như sai cú pháp, thiếu thư viện hỗ trợ, không tìm thấy tệp cần thiết trên trang PHP hoặc SQL bị lỗi thì website cũng không thể vận hành.
Khi máy chủ quá tải, lượng truy cập tăng đột ngột hoặc không đủ tài nguyên để xử lý yêu cầu cũng sẽ xuất hiện lỗi mạng 500. Chẳng hạn, hàng nghìn người dùng truy cập cùng lúc trên một website bán vé sự kiện, khiến máy chủ không thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu, dẫn đến lỗi HTTP 500 Internal Server Error.
Lượng truy cập tăng đột biến khiến máy chủ quá tải cũng là nguyên nhân gây lỗi mạng 500
Các tệp tin cũng giống như một căn phòng, nếu không có chìa khóa (quyền truy cập) thì bạn sẽ không thể di chuyển vào bên trong. Các tập tin hoặc thư mục trên máy chủ không được phân đúng quyền truy cập thì server cũng không thể hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người dùng.
Plugin hoặc theme tựa như các thành viên trong một nhóm, nếu có người không thực hiện đúng thì cả nhóm sẽ bị trì hoãn. Cụ thể, một plugin hoặc theme không tương thích với phiên bản WordPress hiện tại hoặc các plugin/theme khác sẽ dẫn đến xung đột, khiến website xuất hiện lỗi mạng 500.
Nhiều người thường so sánh cơ sở dữ liệu giống như một thư viện, nếu không nhìn thấy quyển sách hoặc thư viện đóng cửa thì sẽ không tìm được thứ mình cần. Trong trường hợp này, cơ sở dữ liệu gặp sự cố từ máy chủ hoặc ngắt kết nối với ứng dụng, dẫn đến hệ thống quá tải và không thể phản hồi kết quả nhanh chóng như mong muốn.
Cơ sở dữ liệu từ máy chủ bị lỗi hoặc ngắt kết nối đột ngột cũng sẽ dẫn đến lỗi Internet 500
Một nguyên nhân khác dẫn đến lỗi Internet 500 có thể là do sự không tương thích giữa phần mềm và thiết bị. Điển hình như, khi máy chủ dùng phiên bản phần mềm cũ không còn hỗ trợ các tính năng mà website cần cũng sẽ dẫn đến lỗi mạng 500.
Website giống như một cửa hàng trực tuyến, nếu dịch vụ thanh toán hoặc giao hàng trục trặc thì cửa hàng sẽ không thể hoạt động trơn tru. Với các website sử dụng các dịch vụ thanh toán hoặc bản đồ từ bên thứ ba, chẳng hạn như API thanh toán bị lỗi hoặc timeout đều có thể dẫn đến lỗi mạng Internet 500.
Lỗi từ các API hoặc dịch vụ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến lỗi mạng 500
Tùy thuộc vào độ đơn giản và phức tạp mà lỗi mạng 500 có thể được xử lý tại nhà hoặc cần bộ phận có chuyên môn. Dưới đây là 10 cách khắc phục lỗi dành cho người dùng và quản trị website khi gặp trường hợp này:
Nếu bạn đang cần truy cập vào một website để tìm kiếm thông tin, mua vé, hoặc thực hiện mua sắm, bạn có thể khắc phục lỗi 500 bằng cách:
- Tải lại trang: Ấn phím F5 hoặc Ctrl + R để làm mới lại trang web cần truy cập.
- Xóa bộ nhớ đệm: Thực hiện xóa cache bằng cách click vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc phải > ấn chọn “Lựa chọn khác” > Chọn phạm vi thời gian > Chọn “Lịch sử duyệt web” và “Tệp và hình ảnh” > Ấn “Xóa dữ liệu”. Thực hiện xóa cookie theo các bước tương tự, sau đó mở lại trình duyệt và truy cập lại website một lần nữa.- Kiểm tra thiết bị kết nối: Xem lại trạng thái kết nối của các thiết bị mạng, đảm bảo hoạt động ổn định và không bị lỗi.
- Thử lại sau: Nếu lỗi mạng 500 đến từ máy chủ, bạn không thể tự thao tác mà cần phải đợi quản trị viên khắc phục.
Kiểm tra tình trạng thiết bị kết nối cũng là cách phổ biến để khắc phục lỗi mạng 500
3.2. Phía quản trị viên máy chủ
Dưới đây là các cách mà quản trị viên máy chủ có thể thực hiện để khắc phục lỗi 500:
- Kiểm tra file .htaccess: Cần đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào trong file .htaccess. Để khắc phục, hãy thử xóa hoặc di chuyển file, sau đó tải lại website một lần nữa.
- Kiểm tra log máy chủ: Dò tìm lỗi thông qua bảng điều khiển (error logs ) của máy chủ hoặc liên hệ với nhà quản trị để khắc phục lỗi nhanh hơn.
- Kiểm tra mã nguồn: Tìm kiếm mã lỗi (Debug) khiến chương trình không hoạt động và sửa lỗi trong script.
- Cấp quyền file đúng cách: Kiểm tra lại quyền cho phép truy cập vào các file và thư mục cần thiết (thường là 644 cho file và 755 cho thư mục).
- Tối ưu tài nguyên máy chủ: Kiểm tra hiệu năng máy chủ hoặc nâng cấp hosting để tránh tình trạng quá tải.
- Kiểm tra cơ sở dữ liệu: Đảm bảo kết nối và truy vấn cơ sở dữ liệu đang hoạt động ổn định.
Một trong những cách người dùng có thể áp dụng là đảm bảo không có lỗi sai trong file .htaccess
Bên cạnh các thông tin trên, lỗi Server Error 500 và Error Code 500 có giống nhau không, và thời gian khắc phục lỗi trên cũng là vấn đề khiến nhiều người dùng thắc mắc:
Lỗi Server Error 500 và Error Code 500 giống nhau. Cả hai cách gọi tên này đều biểu thị cho mã trạng thái HTTP 500 (500 Internal Server Error). Đây chỉ là cách diễn đạt khác để mô tả lỗi xuất phát từ máy chủ (server) khi không thể xử lý yêu cầu từ trình duyệt.
Server Error 500 | Error Code 500 |
Là cách diễn đạt nhấn mạnh rằng lỗi này xảy ra ở máy chủ (Server). | Tập trung vào mã lỗi cụ thể trong nhóm 5xx, không nói rõ ngữ cảnh lỗi. |
Thường thấy trong log lỗi máy chủ, tài liệu kỹ thuật hoặc báo cáo lỗi. | Thường hiển thị với người dùng cuối trên trình duyệt. |
Hay đi kèm thông báo chi tiết hơn, ví dụ: “500 Server Error: Cannot connect to database”. | Hay đi kèm giao diện đơn giản, ví dụ: “Error Code 500: Something went wrong”. |
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, lỗi mạng 500 có thể được khắc phục từ vài phút (đối với các lỗi cơ bản như file cấu hình) hoặc đến vài giờ (cho các lỗi phức tạp như lỗi mã nguồn hoặc cơ sở dữ liệu). Đặc biệt, nếu lỗi đến từ nhà cung cấp dịch vụ hosting thì có thể phải mất đến hàng tuần để sửa chữa.
Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lỗi mạng 500 là gì cũng như một số cách khắc phục lỗi cho người dùng và người quản trị website. Nếu còn thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 6600 hoặc truy cập website https://fpt.vn/vi để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp kịp thời!