Mạng WAN là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng & kiến thức liên quan

Blog  |  Viễn thông , 11-01-2025 15:40

Bạn muốn tìm hiểu thông tin về mạng Wan để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống mạng cho tòa nhà, doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giải thích mạng WAN là gì, cách thức hoạt động, ưu - nhược điểm và ứng dụng của hệ thống mạng này. Mời bạn tham khảo!


1. Mạng WAN là gì? Cách hoạt động của mạng diện rộng

Mạng WAN (Wide Area Network) là mạng máy tính diện rộng, kết nối các hệ thống máy tính, các mạng LAN (Local Area Network), các mạng MAN (Local Area Network) trên phạm vi thành phố, quốc gia và toàn cầu, thông qua hệ thống vệ tinh, cáp quang và mạng viễn thông. Dữ liệu được truyền tài thông qua nhiều giao thức khác nhau như MPLS, VPN hay TCP/IP.

Cụ thể, trong một mạng LAN, các thiết bị kết nối với nhau bằng Switch, Switch kết nối với Router, Router kết nối với Modem (Modem và Router có thể được kết hợp trên cùng một thiết bị). Modem sẽ nhận tín hiệu Internet từ nhà mạng cung cấp, chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện tử. Sau đó, Router nhận tín hiệu điện tử từ Modem và phân phối đến các Switch hoặc trực tiếp đến các thiết bị trong mạng thông qua địa chỉ IP.


Sơ đồ hệ thống mạng LAN kết nối các thiết bị trong phạm vi nhỏ

Các mạng LAN kết nối với nhau thông qua giao thức do nhà mạng cung cấp, tạo thành mạng WAN. Các thiết bị trong mạng WAN có thể chia sẻ và sử dụng chung dữ liệu với nhau thông qua cáp quang, vệ tinh hoặc mạng viễn thông trên phạm vi rộng lớn.


Sơ đồ hệ thống mạng WAN kết nối các mạng LAN với nhau

Ví dụ: Thương hiệu thời trang A có 2 cửa hàng, một ở Hà Nội và một ở TP.Hồ Chí Minh. Mỗi cửa hàng truy cập vào một mạng WiFi riêng để sử dụng phần mềm quản lý kho. Để hai cửa hàng cùng sử dụng chung phần mềm quản lý kho, thương hiệu cần sử dụng mạng WAN để kết nối hai mạng WiFi ở hai cửa hàng này với nhau.

Dữ liệu từ mạng WiFi ở Hà Nội được truyền tải qua cáp quang, vệ tinh hoặc mạng viễn thông tới mạng WiFi ở TP.HCM và ngược lại. Như vậy, hai cửa hàng này đã sử dụng chung một mạng duy nhất, cùng truy cập vào một phần mềm quản lý kho.

2. Ưu và nhược điểm của mạng WAN

2.1. 3 ưu điểm của mạng WAN

Phạm vi kết nối rộng, tiết kiệm chi phí thiết bị và tài nguyên, tăng hiệu suất làm việc từ xa, chia sẻ tài nguyên hiệu quả, bảo mật cao là những ưu điểm nổi bật của mạng WAN, cụ thể:

- Phạm vi kết nối rộng lớn: Mạng WAN cho phép kết nối các thiết bị, hệ thống mạng LAN, hệ thống mạng MAN của các doanh nghiệp, đơn vị tại các địa điểm khác nhau trên phạm vị toàn cầu. Nhờ đó, các chi nhánh, văn phòng ở các vị trí khác nhau có thể giao tiếp với nhau dễ dàng.

- Giảm chi phí thiết bị và tài nguyên: Vì các thiết bị trong mạng WAN có thể chia sẻ và sử dụng chung dữ liệu với nhau nên giảm chi phí mua các thiết bị mới ở mỗi đơn vị khác nhau. Chẳng hạn, chi nhánh A cần gửi tài liệu cho chi nhánh B, thay vì in và gửi bản in trực tiếp, chi nhánh A chỉ cần gửi file tài liệu qua mạng WAN để chi nhánh B tự in.

- Tăng hiệu suất làm việc từ xa: Thông qua mạng WAN, các nhân viên từ các chi nhánh khác nhau trên toàn thế giới đều có thể truy cập vào hệ thống nội bộ nhanh chóng. Điều này giúp nhân viên làm việc linh hoạt và hiệu quả ở mọi nơi, không bị giới hạn ở một địa điểm cụ thể.

- Chia sẻ tài nguyên hiệu quả: Thông qua mạng WAN, một chi nhánh có thể gửi thông tin đến các chi nhánh khác nhau trên phạm vi toàn cầu cùng lúc, không cần gửi lần lượt tới từng chi nhánh như trước đây.

- Bảo mật cao: Mạng WAN có nhiều lớp bảo mật như mã hóa, tường lửa, giúp đảm bảo an toàn cho các dữ liệu được truyền tải.


Mạng WAN có phạm vi kết nối trên toàn cầu

2.2. 5 nhược điểm của mạng WAN

Ngoài ưu điểm, mạng WAN cũng có các nhược điểm như chi phí cao, quản lý phức tạp, nguy cơ bảo mật, độ trễ cao và dễ gặp sự cố toàn hệ thống, cụ thể:

- Chi phí cao: Mỗi hệ thống máy tính, mạng LAN trong hệ thống mạng WAN đều cần có Router, Switch, Modem, đường dây mạng, đường dây cáp quang, người quản lý… và các thiết bị hiện đại khác, tiêu tốn chi phí lớn đầu tư. Hệ thống mạng càng mở rộng, chi phí đầu tư càng tăng.

- Quản lý phức tạp: Mạng WAN có cấu trúc phức tạp nên cần đội ngũ IP có chuyên môn cao để quản lý, giám sát và duy trì hoạt động của hệ thống.

- Nguy cơ bảo mật: Thông tin trong hệ thống mạng WAN cần truyền tải qua nhiều trung gian, nếu không được bảo vệ tốt, các hacker có thể tấn công lấy cắp dữ liệu qua các trung gian này.

- Độ trễ cao: Do khoảng cách truyền dữ liệu lớn, mạng WAN có thể gặp vấn đề về độ trễ, đặc biệt trong các ứng dụng thời gian thực như gọi video, hợp video, chơi game online, livestream…

- Dễ gặp sự cố toàn hệ thống: Việc truyền tải thông tin giữa các chi nhánh trong hệ thống mạng WAN phụ thuộc vào nhà cung cấp, nếu nhà cung cấp gặp sự cố, hệ thống mạng cũng sẽ bị gián đoạn. Mặt khác, nếu một chi nhánh gặp sự cố cũng có thể ảnh hưởng tới các chi nhánh khác hoặc toàn hệ thống.


Mạng WAN yêu cầu hệ thống các thiết bị phức tạp, đòi hỏi chi phí cao

3. Ứng dụng của mạng WAN

Mạng WAN được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp và các tổ chức lớn, có hệ thống chi nhánh tại nhiều vị trí trong phạm vi quốc gia và toàn cầu. Cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đa quốc gia sử dụng mạng WAN để kết nối các chi nhánh trên toàn cầu với nhau. Nhờ vậy, các chi nhánh, nhân viên của doanh nghiệp đều có thể truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên chung, liên lạc với nhau nhanh chóng, thuận tiện.

- Tổ chức lớn: Những tổ chức lớn, quản lý số lượng dữ liệu lớn như trường học, ngân hàng, tổ chức chính phủ sử dụng mạng WAN để kết nối hệ thống dữ liệu trên phạm vi lớn. Chẳng hạn, các chi nhánh ngân hàng liên kết với nhau bởi mạng WAN nên khi một khách hàng gửi tiền tại chi nhánh A tại Hà Nội có thể rút tiền trong tài khoản này tại chi nhánh B ở TP.Hồ Chí Minh.


Mạng WAN phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên phạm vi lớn, cần kết nối và chia sẻ tài nguyên với nhau

4. Phân biệt mạng WAN, LAN, MAN

WAN, LAN, MAN đều là các hệ thống mạng, kết nối các hệ thống máy tính với nhau nhưng khác biệt về phạm vi kết nối, tốc độ truyền tải và băng thông. Mời bạn theo dõi so sánh cụ thể trong bảng sau:

Tiêu chí Mạng LAN Mạng MAN Mạng WAN
Phạm vi kết nối Khu vực nhỏ như gia đình, văn phòng, tòa nhà hoặc khuôn viên. Khu vực lớn như thành phố, khu đô thị. Khu vực rộng lớn như quốc gia, toàn cầu.
Tốc độ truyền dữ liệu Cao Trung bình Thấp
Độ trễ Ngắn Vừa phải Khá dài
Tắc nghẽn Ít xảy ra Nhiều hơn mạng LAN Nhiều hơn mạng LAN và WAN
Thiết kế & Bảo trì Đơn giản, dễ dàng Phức tạp hơn LAN, đơn giản hơn WAN Rất phức tạp
Ứng dụng Gia đình, văn phòng, tòa nhà Thành phố, khu đô thị Quốc gia, châu lục, toàn cầu

Mời bạn tìm hiểu thêm so sánh chi tiết 3 hệ thống mạng LAN, MAN, WAN trong bài viết: Phân biệt mạng LAN WAN MAN qua 10 tiêu chí & Ứng dụng từng mạng.

5. Các câu hỏi thường gặp về mạng WAN

Dưới đây là nội dung giải đáp một số vấn đề liên quan đến mạng WAN như chi phí, cấu trúc và đối tượng sử dụng.

5.1. Mạng WAN có phải là mạng Internet không?

Không, mạng WAN không phải mạng Internet. Mạng Internet là một dạng của mạng WAN nhưng không phải tất cả mạng WAN đều là mạng Internet bởi mạng WAN kết nối số lượng nhất định các hệ thống máy tính trên phạm vi toàn cầu, mạng Internet kết nối tất cả hệ thống máy tính trên toàn cầu với nhau.

Tham khảo chi tiết trong bài viết: Điểm khác biệt giữa internet và mạng lan wan.

5.2. Chi phí thiết lập mạng WAN như thế nào?

Tùy thuộc vào hạ tầng (cáp quang, vệ tinh), thiết bị (Router, Modem), dịch vụ (băng thông, bảo mật), quy mô mạng, khoảng cách địa lý, nhà cung cấp dịch vụ…, chi phí thiết lập mạng WAN dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/tháng.


Chi phí thiết lập mạng WAN dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/tháng

5.3. Cấu trúc và công nghệ trong mạng WAN gồm những gì?

Các thành phần cơ bản cấu tạo nên mạng WAN gồm Router, Switch, cáp quang và vệ tinh. Các thành phần này liên kết với nhau và chia sẻ dữ liệu cho nhau thông qua các công nghệ như MPLS, SD-WAN, VPN, giao thức TCP/IP và giao thức IPsec.

5.4. Có nên sử dụng mạng WAN cho gia đình?

Không, mạng LAN hoặc mạng WiFi phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng mạng của gia đình, tiết kiệm chi phí đầu tư. Mạng WAN phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp cần truyền tải khối lượng dữ liệu lớn và bảo mật cao hơn.


Hệ thống mạng gia đình nên sử dụng mạng LAN để tiết kiệm chi phí và dễ quản lý

Trên đây là những thông tin về khái niệm, ưu - nhược điểm, ứng dụng, trả lời các câu hỏi liên quan đến mạng WAN. Mạng diện rộng WAN có quy mô và phạm vi kết nối lớn nhất, phù hợp với doanh nghiệp lớn, chi nhánh đa quốc gia, hệ thống mạng LAN và MAN phù hợp với phạm vi nhỏ hơn. FPT Telecom mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về mạng WAN và cách ứng dụng mạng này phù hợp với nhu cầu thực tế của bạn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về lắp đặt hệ thống mạng và các gói cước Internet, liên hệ ngay với FPT Telecom theo hotline 1900 6600 hoặc website https://fpt.vn/ nhé!

Tin khác

Tổng hợp top 5 tướng khắc chế Valhein mạnh mẽ S1 2025

Nắm vững cách chơi Gwen để thành thạo Búp bê ước nguyện

Cách đánh Thresh toả sáng trong Liên Minh Huyền Thoại

Cách chơi Valhein chuẩn meta , xạ thủ cực mạnh mùa S1 2025!

Lên đồ Gwen tối đa sát thương theo meta mới nhất

Cách lên đồ Valhein mạnh nhất mùa S1 2025, bắn là thấm!

Tướng giảm sức mạnh trong cập nhật LOL mùa 25.S1.3

Tướng tăng sức mạnh trong cập nhật LOL mùa 25.S1.3

Trang bị và ngọc được điều chỉnh cập nhật LOL mùa 25.S1.3

Top 5 tướng xạ thủ Liên Quân mạnh, đáng chơi nhất S1 2025