1900 6600
Live Chat
1900 6600

Dịch Covid đẩy điện toán đám mây tăng trưởng mạnh mẽ

Tin FPT , 03-11-2020 14:39

Thị trường điện toán đám mây đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cung cấp nhiều giải pháp, dịch vụ đến Khách hàng và tăng lợi nhuận trong thời điểm khó khăn này. 

Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Canalys vừa phát hành cho thấy dịch vụ cơ sở hạ tầng điện toán đám mây tiếp tục được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19 trong quý III. Theo đó, thị trường điện toán đám mây toàn cầu trong quý 3/2020 tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 36,5 tỷ USD và cao hơn 2 tỷ USD so quý trước đó.

Báo cáo của Canalys lưu ý sự phụ thuộc vào các công cụ và dịch vụ của điện toán đám mây vẫn ở mức cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa lúc các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đang tiếp diễn.
 


Nguồn thu chính của mảng cloud đến từ trường học, chính phủ, công ty khởi nghiệp, các tập đoàn lớn trong suốt mùa dịch. Ảnh: WSJ

Theo Canalys, việc quay trở lại thực hiện các biện pháp phong tỏa tại một số khu vực trong những tháng tới đồng nghĩa với việc dịch vụ điện toán đám mây sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, làm việc và học tập từ xa cũng như các mối liên quan tới khách hàng.

Amazon Web Services, một công ty con của tập đoàn Amazon, là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới trong quý III vừa qua, với tỷ trọng cung cấp dịch vụ của công ty trong điện toán đám mây toàn cầu được nâng lên 32%, cao hơn so với quý liền trước (31%). Xếp sau là Azure với tỷ lệ tăng trưởng 19%, Google vượt 7% và Alibaba tăng 6%. "Kết quả của Amazon cho thấy họ vẫn tiếp tục là người hưởng lợi từ việc hoạt động thường ngày bị gián đoạn do đại dịch", Neil Saunders - nhà phân tích tại GlobalData Retail nhận định.

Trong báo cáo, Canalys cho biết thêm chi tiêu cho công nghệ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp kinh tế toàn cầu suy thoái, chủ yếu dành cho các sản phẩm và dịch vụ cho phép hoạt động kinh doanh liên tục, bao gồm máy tính xách tay và thiết bị ngoại vi, các dịch vụ dựa trên đám mây và an ninh mạng.

Hiện nay, FPT Telecom đang liên tiếp phát triển các dịch vụ, sản phẩm dựa trên công nghệ điện toán đám mây mang đến nhiều trải nghiệm tối ưu cho người dùng: từ Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Fshare, Cloud Desktop, FPT HI GIO CLOUD...

FPT HI GIO CLOUD

Dịch vụ Điện toán đám mây đa khu vực (FPT HI GIO CLOUD) là sản phẩm độc đáo với sự hợp tác giữa hai công ty hàng đầu về công nghệ là FPT Telecom và Internet Initiative Japan (IIJ) Nhật Bản. FPT HI GIO CLOUD là dịch vụ điện toán đám mây dành cho thị trường Việt Nam được tích hợp dựa trên công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất của đối tác IIJ Nhật Bản, cùng nền tảng hạ tầng, quản trị, kinh nghiệm thị trường của FPT Telecom.
 

 
FPT HI GIO CLOUD đã triển khai thành công và cung cấp các dịch vụ chất lượng vượt trội đến khách hàng từ tháng 4 năm 2017. Kể từ khi ra mắt, dịch vụ đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần trên thị trường. Trong suốt hai năm qua, đội ngũ phát triển sản phẩm không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và cung cấp giải pháp đám mây vượt trội đa lĩnh vực bao gồm: tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, phát triển phần mềm, trò chơi trực tuyến, bán lẻ, bất động sản, dệt may, nội thất, y tế, nghiên cứu khoa học và hàng loạt lĩnh vực khác. Từ năm 2017 đến nay, các bản nâng cấp dịch vụ đã liên tục được cho ra mắt: nâng cấp bảo mật: bao gồm tính năng xác thực đa nhân tố, thông báo và cảnh báo; nâng cấp tính năng: bao gồm theo dõi tài nguyên sử dụng theo thời gian thực, tính năng lên lịch bật tắt máy chủ, dịch vụ sao lưu và nhiều tính năng khác.

Fshare

Fshare là một dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến tốc độ cao hàng đậu tại Việt Nam, được phát triển bởi Chi nhánh Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT (FPT Telecom). Fshare hiện nay với nền tảng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) với dung lượng, hệ thống lưu trữ tốt nhất đặt tại các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế của Chi nhánh Công ty Cổ phẩn Viễn thông FPT (FPT Telecom).
 

 
Với việc đưa mọi dữ liệu quan trọng lên “đám mây”, người dùng sẽ không phải lo lắng bị mất mát dữ liệu do thiết bị của mình hư hỏng, cháy nổ hay thiên tai. Đây là một trong những ưu điểm mà hình thức này mang lại. Bên cạnh đó, người dùng còn nhẹ gánh hơn rất nhiều khi không phải kè theo bên một chiếc ổ cứng hay USB, mà đơn giản chỉ cần truy cập vào dữ liệu trên “đám mây” thông qua Internet và sử dụng chúng một cách thuận tiện. Với lợi thế đó, nếu chọn lựa được một “đám mây” tốt thì người dùng đã có thể tiết kiệm một phần chi phí cho thiết bị lưu trữ. 

Cloud Desktop

Là giải pháp làm việc từ xa với những đặc điểm nổi bật như độ bảo mật cao, chi phí hợp lý nhưng vẫn đảm bảo cho người sử dụng dễ dàng và có trải nghiệm như đang sử dụng máy tính làm việc tại văn phòng. Cloud Desktop với dữ liệu được lưu trữ tập trung trên nền tảng điện toán đám mây, giảm rủi ro thất thoát dữ liệu, tích hợp nhiều lớp bảo mật đảm bảo dữ liệu an toàn tuyệt đối. Quy trình vận hành tuân chủ các tiêu chuẩn khắt khe và được xác nhận bởi các tổ chức uy tín hành đầu thế giới (Tier 3 Up Time Institute, PCI DSS, ISO 50001:2011, ISO/IEC 27017: 2015).
 

 

Người dùng từ xa, sử dụng VPN Client to Site để truy cập vào mạng chứa các máy ảo tại Trung tâm dữ liệu FPT. Quản lý CNTT của công ty thiết lập các chích sách, cho phép người dùng truy cập các máy ảo bằng remote desktop, HTML5 hoặc VMware Horizon Client. Người dùng sử dụng các máy ảo này để truy xuất ứng dụng và dữ liệu trong hệ thống server của công ty như file server, hệ thống ERP…