10 nguyên tắc an toàn khi giao dịch ngân hàng trực tuyến

Trong thời đại công nghệ số, giao dịch ngân hàng trực tuyến mang lại sự tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như lừa đảo, xâm nhập tài khoản hay mất thông tin cá nhân. Vì vậy, khách hàng cần giao dịch ngân hàng trực tuyến an toàn để bảo vệ lợi ích của chính mình. Hãy cùng FPT Telecom tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản và các biện pháp bảo mật giúp bạn an tâm khi thực hiện các giao dịch ngân hàng online.
1. Sử dụng mật khẩu mạnh & thay đổi định kỳ 3 tháng 1 lần
Nguyên nhân: Mật khẩu yếu (đặt theo ngày sinh hoặc đặt theo số thứ tư) có thể bị hacker dò.
Cách thực hiện:
- Tạo mật khẩu kết hợp giữa chữ thường, chữ viết hoa, số và ký tự đặc biệt (@,!,..).
- mật khẩu dài tối thiểu 8 ký tự và thay đổi định kỳ mỗi 3 tháng.
Lưu ý:
- Tránh sử dụng mật khẩu ngân hàng dễ đoán như ngày sinh, họ tên hay những mật mã phổ biến.
- Tạo và lưu mật khẩu trong sổ tay, note điện thoại an toàn.
Thay đổi mật khẩu 3 tháng một giúp bảo mật tài khoản ngân hàng của bạn khỏi hacker
2. Không chia sẻ thông tin tài khoản với bất kỳ ai
Nguyên nhân: Chỉ cần có thông tin thông tin ngân hàng của bạn, các đối tượng xấu có thể thực hiện giao dịch trái phép, mở thẻ tín dụng, vay tiền hoặc giả mạo bạn.
Cách thực hiện:
- Bật xác thực hai yếu tố (2FA) cho tài khoản ngân hàng
- Theo dõi các giao dịch trên tài khoản của bạn để phát hiện sớm bất kỳ hành vi nghi ngờ nào.
Lưu ý:
- Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang cố gắng lừa đảo để lấy thông tin tài khoản của bạn, hãy ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ.
- Không cung cấp mã OTP, thông tin đăng nhập ngân hàng hay bất kỳ dữ liệu nào cho ai kể cả khi họ tự xưng là nhân viên ngân hàng.
3. Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) khi giao dịch
Nguyên nhân: 2FA sẽ tạo thêm một lớp bảo vệ thứ hai ngoài mật khẩu, khiến kẻ tấn công không thể truy cập tài khoản chỉ bằng cách đánh cắp hoặc dò mật khẩu. Ngay cả khi mật khẩu bị lộ do tấn công phishing hoặc rò rỉ từ các nguồn không an toàn, hacker vẫn cần có mã xác minh để đăng nhập.
Cách thực hiện:
- Đăng nhập vào app ngân hàng của bạn trên điện thoại.
- Truy cập mục Cài đặt hoặc Bảo mật & Xác thực.
- Chọn Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA).
- Chọn phương thức xác thực như OTP qua Email, SMS hoặc app Authenticator.
- Nhập mã OTP dùng một lần để xác nhận kích hoạt 2FA.
- Thực hiện một giao dịch nhỏ để kiểm tra xem 2FA đã hoạt động chưa.
Lưu ý:
- Mã OTP chỉ dùng một lần và không bao giờ nên chia sẻ với bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng.
- Ưu tiên dùng ứng dụng xác thực (Google Authenticator, Microsoft Authenticator) thay vì OTP qua SMS, vì tin nhắn SMS có thể bị tấn công qua SIM swap.
Xác thực 2 yếu tố nhằm thông báo mỗi khi có thiết bị lạ đăng nhập vào tài
4. Luôn đăng xuất sau khi giao dịch
Nguyên nhân: Phiên đăng nhập còn mở có thể khiến thông tin cá nhân như tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, thông tin tài khoản ngân hàng bị tiết lộ ra ngoài. Nếu không đăng xuất, ứng dụng có thể chuyển sang trạng thái chạy ngầm
Cách thực hiện:
- Luôn sử dụng nút "Đăng xuất" khi kết thúc phiên giao dịch ngân hàng điện tử thay vì chỉ đóng cửa sổ trình duyệt.
- Ngừng kết nối Internet sau khi kết thúc giao dịch, không để máy tính kết nối mạng khi không sử dụng dịch vụ nữa
Lưu ý:
- Kiểm tra lại tài khoản để đảm bảo không có giao dịch lạ trước khi đăng xuất.
- Không nên thực hiện giao dịch online trên thiết bị lạ nếu không thực sự cần thiết.
- Nếu nghi ngờ tài khoản bị truy cập trái phép, hãy đổi mật khẩu ngân hàng ngay lập tức và bật xác thực 2FA.
5. Kiểm tra địa chỉ website trước khi đăng nhập
Nguyên nhân: Tội phạm mạng thường tạo ra các website giả mạo y hệt trang web/app ngân hàng chính thức, chỉ khác một vài chữ cái trong địa chỉ URL. Ví dụ, www.techcombank.com.vn là địa chỉ chính thức, còn www.techcobank.com.vn có thể là trang web lừa đảo. Khi vô tình nhập thông tin đăng nhập vào website giả mạo, bạn sẽ bị đánh cắp username/password ngay lập tức
Cách thực hiện:
- Truy cập website bằng cách nhập địa chỉ chính thức của ngân hàng, ví dụ ngân hàng có địa chỉ "www.tennganhang.com", hãy kiểm tra có ký tự lạ như "www.tennganhang-secure.com" hoặc "tennganhang-login.com" không.
- Chỉ đăng nhập nếu thấy biểu tượng ổ khóa, cho biết website sử dụng kết nối bảo mật HTTPS.
Lưu ý:
- Không nhập thông tin đăng nhập trên các trang web có địa chỉ lạ hoặc không có bảo mật HTTPS.
- Nếu nghi ngờ trang web giả mạo, hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xác minh.
Kiểm tra chính xác tên miền, biểu tượng của website trước khi đăng nhập tài khoản
6. Bật thông báo giao dịch để kiểm soát tài khoản
Nguyên nhân: Khi có giao dịch trái phép hoặc đáng ngờ, bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức để kịp thời xử lý. Nếu có giao dịch lạ mà bạn không thực hiện, bạn có thể liên hệ ngân hàng để khóa tài khoản ngay.
Cách thực hiện:
Bật thông báo qua SMS
- Truy cập website hoặc đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng.
- Vào mục Cài đặt hoặc Thông báo giao dịch.
- Chọn Bật thông báo SMS và nhập số điện thoại nhận tin nhắn.
- Xác nhận bằng OTP để hoàn tất.
Bật thông báo qua ứng dụng ngân hàng
- Mở ứng dụng ngân hàng có sẵn trên điện thoại.
- Vào Cài đặt → Thông báo → Thông báo giao dịch.
- Bật thông báo đẩy (push notification).
Bật thông báo qua email
- Đăng nhập thông tin ngân hàng trên website.
- Chọn phần Quản lý thông báo hoặc Cảnh báo giao dịch.
- Chọn nhận thông báo qua email và nhập địa chỉ email chính xác.
Lưu ý:
- Nếu nhận được thông báo về giao dịch không thực hiện, hãy liên hệ ngân hàng ngay lập tức để xử lý.
- Tránh bấm vào liên kết trong email hoặc tin nhắn lạ giả mạo thông báo giao dịch.
7. Hạn chế lưu thông tin thẻ & số tài khoản trên trình duyệt
Nguyên nhân: Lưu trữ thông tin thẻ hoặc tài khoản trên trình duyệt có thể bị hacker lấy cắp nếu thiết bị của bạn bị nhiễm virus hoặc tấn công. Một số trang web hoặc trình duyệt có thể thu thập dữ liệu cá nhân nếu không được bảo mật tốt.
Cách thực hiện:
- Trên Chrome: Vào Cài đặt > Tự động điền > Phương thức thanh toán > Tắt “Lưu và điền phương thức thanh toán”.
- Trên Firefox: Cài đặt > Quyền riêng tư & Bảo mật > Tắt “Lưu thông tin đăng nhập và mật khẩu”.
- Kiểm tra và xóa dữ liệu đã lưu trong trình duyệt bằng cách vào phần “Mật khẩu” hoặc “Tự động điền” trong cài đặt trình duyệt.
Lưu ý:
- Thay vì lưu trực tiếp trên trình duyệt, sử dụng các ứng dụng bảo mật cao như Google Pay, Apple Pay, PayPal,... để lưu thông tin thanh toán.
- Luôn bật 2FA để tăng lớp bảo vệ khi giao dịch trực tuyến.
Trình duyệt dễ bị virut xâm nhập nên bạn cần xóa lịch sử mỗi khi giao dịch
8. Chỉ cài đặt ứng dụng ngân hàng từ nguồn chính thống
Nguyên nhân: Các đối tượng lừa đảo thường tạo ra các ứng dụng giả mạo có giao diện giống với ứng dụng ngân hàng thật để lừa người dùng cài đặt. Khi cài đặt ứng dụng giả mạo, tất cả các quyền truy cập, dữ liệu cá nhân và tin nhắn chứa mã OTP đều bị đối tượng khai thác. Do đó, trước khi cài đặt, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhà phát triển ứng dụng và xem xét quyền hạn mà ứng dụng yêu cầu.
Cách thực hiện:
- Đối với Android: Tải từ Google Play Store.
- Đối với iOS: Tải từ Apple App Store.
Lưu ý:
- Xác nhận tên ngân hàng trong phần Nhà phát triển hoặc Publisher trên cửa hàng ứng dụng.
- Vào website chính thức của ngân hàng, tìm đường dẫn tải ứng dụng để đảm bảo đúng phiên bản an toàn.
- Đề phòng các cuộc gọi từ người tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng hoặc cơ quan nhà nước hướng dẫn cài đặt ứng dụng.
9. Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo ngân hàng trực tuyến
Nguyên nhân: Hiện tại, rất nhiều kẻ gian giả danh nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng gọi điện hoặc nhắn tin cho khách hàng với lý do hỗ trợ kiểm tra số dư, giao dịch bất thường. Các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng đọc thông tin thẻ, mã OTP để xác nhận danh tính, nhưng thực chất là để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền. Khi tiền bị chuyển ra khỏi tài khoản do lừa đảo, rất khó để thu hồi ngay cả khi báo cáo với ngân hàng.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến:
- Tội phạm tạo trang web giả mạo giống hệt trang web ngân hàng và gửi email, tin nhắn dụ người dùng nhập thông tin đăng nhập.
- Kẻ gian gọi điện hoặc nhắn tin tự xưng là nhân viên ngân hàng, yêu cầu cung cấp mã OTP, mật khẩu ngân hàng.
- Tin tặc gửi tin nhắn SMS có chứa đường link giả chứa virus yêu cầu người dùng nhấp vào để xác minh tài khoản hoặc nhận thưởng, từ đó hack thông tin đăng nhập.
Cách phòng tránh:
- Nếu bạn nhận được yêu cầu bất thường qua email, sms, hoặc điện thoại, hãy gọi lại ngân hàng qua số điện thoại chính thức để xác nhận thông tin.
- Tránh nhấp vào liên kết trong các email hoặc mở các file đính kèm không rõ nguồn gốc.
- Kiểm tra lịch sử giao dịch thường xuyên để phát hiện giao dịch lạ và báo cho ngân hàng sớm nhất có thể.
Không nhấp vào đường link lạ hoặc cung cấp mã xác thực cho bất kỳ ai
10. Chỉ sử dụng thiết bị cá nhân & kết nối mạng an toàn
Nguyên nhân: Sử dụng thiết bị cá nhân và kết nối mạng an toàn giúp ngăn chặn sự truy cập bất hợp pháp từ hacker thông qua ID mạng hay phần mềm theo dõi trên thiết bị công cộng.
Cách thực hiện:
- Luôn thực hiện giao dịch trên điện thoại, máy tính cá nhân có cài đặt phần mềm bảo mật.
- Sử dụng Wifi riêng tại nhà hoặc mạng di động 4G/5G khi giao dịch.
- Nếu bắt buộc sử dụng mạng công cộng, bạn hãy bật VPN để mã hóa dữ liệu và bảo vệ thông tin cá nhân.
Lưu ý:
- Nếu buộc phải dùng thiết bị lạ, bạn cần đăng xuất tài khoản ngân hàng sau khi giao dịch.
- Không lưu tài khoản trên thiết bị lạ hoặc trình duyệt công cộng.
- Sử dụng mạng Internet an toàn như FPT Internet với đường truyền Internet ổn định, tốc độ siêu nhanh lên đến 1Gbps, vượt trội hơn nhiều nhà mạng khác giúp giao dịch ngân hàng mượt mà. FPT cũng tích hợp dịch vụ bảo mật F-Safe giúp tự động chặn các liên kết độc hại, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ tiềm ẩn khi giao dịch online. Bên cạnh đó, FPT có dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
11. 2 Câu hỏi thường gặp khi giao dịch ngân hàng trực tuyến
1. Có nên mở tài khoản ngân hàng online không?Có, mở tài khoản ngân hàng online giúp bạn thuận tiện hơn trong giao dịch và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, bạn hãy chọn ngân hàng uy tín và xác minh kỹ thông tin trước khi tạo tài khoản.
2. Tôi có thể giao dịch ngân hàng trên WiFi công cộng không?Có thể nhưng không nên. WiFi công cộng có thể bị hacker tấn công, hack dữ liệu cá nhân. Với các giao dịch ngân hàng, bạn nên sử dụng mạng cá nhân hoặc 4G/5G.
Giao dịch ngân hàng trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng bạn có thể bảo vệ thông tin cá nhân bằng cách áp dụng các nguyên tắc bảo mật trên. Để đảm bảo an toàn tối đa, hãy sử dụng mạng Internet FPT ổn định tích hợp với công nghệ F-Safe, giúp bạn giao dịch mà không lo gián đoạn hay bị tấn công mạng. Còn chần chừ gì nữa mf không đăng ký ngay FPT Internet qua hotline 1900 6600 hoặc truy cập https://fpt.vn/.