TOP 8 cách phòng tránh lừa đảo online hiệu quả - an toàn nhất

Phòng tránh lừa đảo online là kỹ năng cần thiết đối với người dùng Internet trong thời đại công nghệ số hiện nay. Bởi lẽ việc lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn góp phần xây dựng một môi trường mạng an toàn và lành mạnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn giúp nhận biết các phương thức lừa đảo online phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả.
1. 8 hình thức & cách nhận biết lừa đảo trên mạng phổ biến
Hiện nay, nhiều phương thức lừa đảo tinh vi được thực hiện đòi hỏi bạn cần phải nắm vững cách nhận biết lừa đảo trên mạng để bảo vệ bản thân, tài sản, thông tin cá nhân. Dưới đây là tóm tắt sơ lược về các hình thức và cách nhận biết lừa đảo trên mạng phổ biến, mời bạn theo dõi:
Hình thức lừa đảo | Phương thức thực hiện | Dấu hiệu nhận biết |
Lừa đảo qua Email | Giả mạo email ngân hàng, tổ chức tài chính, gửi đi những thông báo tài khoản gặp sự cố để người dùng nhập thông tin cá nhân. |
- Email, tin nhắn, thông báo có lỗi chính tả, ngữ pháp. - Địa chỉ email có nhiều dấu hiệu đáng ngờ, không xác thực. - Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc đăng nhập vào đường link lạ. |
Lừa đảo qua tin nhắn | Giả mạo tin nhắn khuyến mãi, trúng thưởng của các tổ chức lớn…; tin nhắn từ cơ quan chức năng yêu cầu người dùng thanh toán phí |
- Tin nhắn từ số lạ, không phải tổng đài chính thức. - Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu. - Yêu cầu nhấn vào đường link lạ. - Nội dung tin nhắn có dấu hiệu hối thúc, đe dọa. |
Lừa đảo qua cuộc gọi điện thoại | Giả mạo cuộc gọi từ công an, tòa án, nhân viên ngân hàng thông báo liên quan đến pháp luật, tiền bạc; từ giáo viên, bác sĩ thông báo liên quan đến tính mạng, sức khỏe người thân |
- Sử dụng giọng điệu hối thúc, đe dọa. - Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại. - Đề nghị chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. |
Lừa đảo qua mạng xã hội | Tạo lập các trang, hội nhóm giả mạo doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ về bán vé máy bay, tour du lịch, khách sạn, sản phẩm,... |
- Logo, hình ảnh doanh nghiệp nhòe, mờ. - Các bài đăng có từ ngữ sai chính tả, lỗi Font, sai ngữ pháp. - Giá cả sản phẩm, dịch vụ rẻ hơn nửa so với giá gốc. - Tài khoản mới lập, ít tương tác. - Yêu cầu chuyển tiền gấp, không cho kiểm chứng thông tin. |
Lừa đảo qua các sàn thương mại điện tử | Giả mạo người mua/người bán trên Shopee, Lazada, Tiki... thông báo liên quan đến thanh toán hàng hóa trước khi lấy hàng |
- Yêu cầu thanh toán gấp rút, hối thúc rồi mới giao hàng. - Gửi link lạ yêu cầu nhập thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng. - Giá quá rẻ so với thị trường. |
Lừa đảo qua các ứng dụng | Thông qua các ứng dụng tài chính giả mạo hay hẹn hò. Tại ứng dụng tài chính như ví điện tử, vay tiền, kẻ gian để đưa ra lời hứa hẹn về lãi suất cao để chiếm đoạt tài sản. Tại ứng dụng hẹn hò, kẻ gian tạo lòng tin rồi viện cớ cần tiền để lừa đảo. |
- Ứng dụng không tìm thấy trên Google Play/App Store; hoặc có ít lượt tải, đánh giá thấp. - Yêu cầu quyền truy cập bất thường vào danh bạ, tin nhắn, camera,... - Đối tượng trên ứng dụng hẹn hò né tránh gặp mặt trực tiếp, vội vàng xây dựng lòng tin và sớm đề nghị chuyển tiền. |
Lừa đảo qua website | Giả mạo website ngân hàng, dịch vụ công với nhiều lời chào mời, yêu cầu đăng nhập hoặc nhập thông tin cá nhân. |
- Địa chỉ website có dấu hiệu sai chính tả, không phải tên miền chính thống. - Thiết kế giao diện gần giống nhưng có lỗi hiển thị. |
Lừa đảo qua mã QR | Tạo mã QR độc hại, khi người dùng quét sẽ bị chuyển hướng đến trang web giả mạo để đánh cắp thông tin hoặc tự động kích hoạt giao dịch rút tiền. |
- Mã QR được gửi từ người lạ, trang web không chính thống. - Sau khi quét, hệ thống yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc mã OTP. - Không rõ nguồn gốc mã QR. |
2. 8 cách phòng tránh lừa đảo online hiệu quả
Trước muôn vàn cạm bẫy lừa đảo trực tuyến, trang bị kỹ năng phòng tránh lừa đảo online là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là 8 cách thức giúp người dùng an toàn trên không gian mạng, mời bạn theo dõi:
2.1. Sử dụng tính năng F-Safe - Bảo vệ bạn trước các cuộc tấn công mạng
Đi kèm với thời đại số hóa, Internet ngày càng phát triển là những nguy cơ tiềm ẩn từ lừa đảo qua mạng. Để bảo vệ người dùng, các nhà mạng đã cung cấp nhiều giải pháp an ninh mạng hiệu quả. Nổi bật trong số đó là F-Safe, một tính năng bảo mật tiên tiến được FPT Telecom tích hợp trực tiếp vào Router Wi-Fi FPT.
Tính năng F-Safe mang lại nhiều thiết thực cho người dùng, cụ thể là:
- Bảo vệ duyệt web: Dịch vụ này hoạt động như lá chắn, bảo vệ mạng Internet của gia đình bạn khỏi các website độc hại, không an toàn, chứa virus, mã độc tống tiền và các mối đe dọa trực tuyến khác, bảo vệ người dùng khỏi các chiêu trò lừa đảo.
- Ngăn chặn theo dõi: F-Safe giúp bảo vệ quyền riêng tư cá nhân bằng cách ngăn chặn các website có chức năng theo dõi, thu thập dữ liệu về hành vi lướt web của bạn. Điều này giúp người dùng tránh bị kẻ gian thu thập thông tin cá nhân, phục vụ cho các hành vi lừa đảo.
- Phát hiện thiết bị lạ truy cập: Công nghệ hiện đại của F-Safe dễ dàng phát hiện và quản lý các thiết bị truy cập vào mạng, ngăn chặn truy cập trái phép. Tính năng này giúp người dùng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập mạng, đánh cắp thông tin.
- Bảo vệ trẻ em: F-Safe cho phép thiết lập thời gian truy cập Internet, chặn các nội dung không phù hợp, tạo môi trường Internet an toàn cho trẻ em. Điều này giúp bảo vệ trẻ khỏi những kẻ gian có ý đồ xấu trên mạng.
- Bảo vệ thiết bị thông minh: F-Safe hoạt động như một màng lọc thông minh, giúp các thiết bị thông minh như camera, smart TV phát hiện và ngăn chặn các kết nối độc hại. Điều này giúp bảo vệ các thiết bị thông minh khỏi nguy cơ bị xâm nhập và điều khiển từ xa.
- Tránh khỏi tấn công Botnet: F-Safe ngăn chặn kết nối từ các thiết bị nhiễm mã độc tham gia vào mạng botnet. Việc này giúp ngăn chặn việc các thiết bị của người dùng bị lợi dụng để tham gia các cuộc tấn công mạng.
Để cài đặt và sử dụng tính năng này, bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bạn vào website FPT Telecom. Trên thanh công cụ, bạn chọn danh sách tải xuống Sản phẩm dịch vụ > Chọn F-Safe tại mục Bảo mật an toàn
Bạn chọn F-Safe tại mục Bảo mật an toàn để bắt đầu đăng ký tính năng
Bước 2: Tại màn hình website, bạn lựa chọn gói Internet phù hợp và bấm Đăng ký ngay.
Bấm Đăng ký ngay để đăng ký gói Internet phù hợp
Bước 3: Tại giao diện Thông tin đăng ký, bạn điền các mục cần thiết theo hướng dẫn và bấm Tiếp tục.
Người dùng điền các thông tin đăng ký cần thiết
Bước 4: Sau đó, màn hình hiện lên giao diện thanh toán, khách hàng kiểm tra thông tin và chọn Thanh toán theo hướng dẫn để hoàn tất đăng ký.
Người dùng kiểm tra thông tin và thanh toán theo hướng dẫn
Bước 5: Người dùng thực hiện theo hướng dẫn để hoàn tất thanh toán.
Bước 6: Sau khi thanh toán thành công, các nhân viên của FPT Telecom sẽ hỗ trợ bạn lắp đặt Internet và sử dụng tính năng F-Safe để nâng cao an ninh mạng cho gia đình bạn.
Gói Combo FPT An Tâm với giá chỉ từ 230.000 VNĐ/tháng, tích hợp F-Safe giúp gia đình bạn yên tâm sử dụng Internet
Ngoài những thông tin trên, khách hàng có thể tìm hiểu chi tiết về tính năng F-Safe của FPT Telecom TẠI ĐÂY.
2.2. Không công khai thông tin cá nhân trên nền tảng trực tuyến
Bạn không nên công khai thông tin cá nhân như ngày, tháng, năm sinh, số điện thoại di động, số tài khoản ngân hàng, số thẻ ngân hàng,… tránh bị đánh cắp danh tính, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, hoặc tống tiền. Bạn nên cài đặt quyền riêng tư, chế độ Chỉ mình tôi đối với thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội.
Khách hàng không nên công khai thông tin cá nhân trên nền tảng trực tuyến
2.3. Nâng cao nhận thức về an ninh mạng
Bạn có thể chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn uy tín như trang web của các cơ quan an ninh mạng, các tổ chức phi chính phủ, hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực. Đồng thời bạn có thể tham gia các khóa học, hội thảo, hoặc sự kiện về an ninh mạng để cập nhật kiến thức. Bạn cũng nên chia sẻ thông tin với người thân, bạn bè, và đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao ý thức về an toàn trực tuyến.
Bạn nên tham gia các khóa học, hội thảo về an ninh mạng để cập nhật kiến thức
2.4. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện giao dịch
Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin người bán, sản phẩm, tài khoản ngân hàng, và các thông tin liên quan khác trước giao dịch. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm hoặc trang web đánh giá để kiểm tra độ tin cậy của người bán hoặc trang web giao dịch. Nếu có thể, bạn nên xác nhận lại thông tin giao dịch qua điện thoại hoặc email một lần nữa trước khi chuyển khoản.
Kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện giao dịch là cách phòng tránh lừa đảo online hiệu quả
2.5. Cẩn trọng trước những lời mời gọi hấp dẫn
Để phòng tránh bị lừa đảo bởi những lời mời gọi hấp dẫn, bạn cần thường xuyên đặt câu hỏi về tính hợp lý của lời đề nghị, nhất là với cơ hội đầu tư hoặc phần thưởng trông quá dễ dàng. Bạn cần tìm hiểu kỹ về tổ chức, cá nhân đưa ra lời mời có đăng ký kinh doanh hợp pháp hay bị phản ánh tiêu cực trên truyền thông hay không.
Người dùng cần thường xuyên đặt câu hỏi về tính hợp lý của email mời gọi để tránh bị lừa đảo online
Trước lời đề nghị chuyển tiền gấp rút, bạn nên xác minh rõ ràng, không vội vàng thực hiện theo vì những kẻ lừa đảo thường tạo áp lực về thời gian để nạn nhân không kịp suy nghĩ kỹ. Cuối cùng, bạn có thể tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm như người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tài chính để có cái nhìn khách quan trước khi đưa ra quyết định.
2.6. Nói không với ứng dụng, phần mềm chưa được xác thực
Để giảm thiểu rủi ro này, người dùng nên ưu tiên tải xuống ứng dụng từ các nguồn chính thức. Đối với điện thoại thông minh, máy tính bảng, bạn nên lựa chọn nguồn cài đặt là App Store, Google Play. Tương tự, khi cài đặt phần mềm trên máy tính, laptop, bạn nên chọn file của các nguồn phân phối chính thức từ nhà sản xuất hoặc nhà phát triển phần mềm.
Các phần mềm không xác thực có thể khiến máy tính bạn bị nhiễm virus, mất dữ liệu
Trong trường hợp phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, bạn cần liên hệ ngay với nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ và xác minh. Nếu bị mất điện thoại, hãy nhanh chóng báo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời, ngăn chặn kẻ gian lợi dụng thông tin cá nhân.
2.7. Sử dụng biện pháp bảo vệ các tài khoản cá nhân
Để bảo vệ tài khoản cá nhân, bạn cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Cụ thể:
Tạo mật khẩu mạnh: Đây là những mật khẩu dài, phức tạp, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Bạn nên tránh sử dụng thông tin cá nhân dễ đoán và thay đổi mật khẩu thường xuyên, hạn chế dùng chung cho nhiều tài khoản.
Bảo mật tài khoản cá nhân là yếu tố then chốt để tránh mất mát thông tin, tài chính và bị lợi dụng lừa đảo
Bật xác thực 2 lớp: Đây là biện pháp bảo vệ bổ sung, hệ thống sẽ yêu cầu một mã xác minh thứ hai khi đăng nhập, thường được gửi qua SMS, email. Dù các hacker biết mật khẩu nhưng họ không thể truy cập tài khoản nếu không có mã xác thực.
Sử dụng sinh trắc học: Bạn có thể dùng vân tay, nhận diện khuôn mặt hoặc mống mắt để đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, email. Phương pháp bảo mật này đang được khuyến khích sử dụng vì độ an toàn cao, khó bị sao chép hay đánh cắp.
2.8. Cập nhật thông tin về những vụ lừa đảo online thường xuyên
Để cập nhật thông tin về lừa đảo trực tuyến, bạn nên theo dõi các kênh thông tin chính thống báo điện tử uy tín (VnExpress, Tuổi Trẻ...), cảnh báo từ cơ quan chức năng (Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước...), và xem thông tin trên website chính thức của ngân hàng, công ty công nghệ.
Để cập nhật thông tin về lừa đảo trực tuyến, bạn nên theo dõi các kênh thông tin chính thống báo điện tử uy tín
Bên cạnh đó, hãy tham gia các diễn đàn, hội nhóm về an toàn mạng trên Facebook, Zalo, Thread,... để cập nhật các vụ việc thực tế do người dùng khác chia sẻ, từ đó nhận diện các phương thức lừa đảo mới. Sau đó, bạn có thể chia sẻ thông tin về các chiêu trò lừa đảo mới với người thân, bạn bè để họ cùng nâng cao cảnh giác, nhận biết các dấu hiệu lừa đảo thường gặp.
3. Phải xử lý như thế nào khi không may bị lừa đảo online?
Các thủ pháp lừa đảo online ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, thế nên dù đã cẩn thận nhưng không ít người vẫn trở thành nạn nhân của kẻ gian. Nếu không may bạn bị lừa đảo online, người dùng cần thực hiện các biện pháp xử lý sau để giảm thiểu thiệt hại và ngăn chặn kẻ xấu tiếp tục hành vi phạm tội.
- Bình tĩnh, thu thập bằng chứng để trình báo cơ quan chức năng: Chẳng hạn như ảnh chụp màn hình tin nhắn, email, giao dịch chuyển khoản; số tài khoản, thông tin liên hệ của kẻ lừa đảo; đường link website hoặc ứng dụng có liên quan đến vụ lừa đảo.
- Báo cáo ngay cho ngân hàng, tổ chức tài chính: Từ ngân hàng, tổ chức tài chính, bạn có thể yêu cầu khóa giao dịch hoặc tạm ngừng tài khoản, kiểm tra xem có thể truy vết tài khoản nhận tiền hay không. Trong nhiều trường hợp, nếu nạn nhân báo cáo kịp thời, ngân hàng có thể giúp đóng băng tài khoản nghi vấn và hỗ trợ lấy lại tiền.
- Trình báo cơ quan công an: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc đe dọa liên quan đến vụ án, bạn tuyệt đối không làm theo yêu cầu của đối tượng. Sau đó, người dùng liên lạc ngay với cơ quan công an gần nhất và trình báo đầy đủ bằng chứng để được hỗ trợ xử lý vụ việc.
- Chia sẻ thông tin với người thân, bạn bè để cảnh giác: Bạn có thể đăng tải thông tin cảnh báo, chia sẻ câu chuyện thực tế trên mạng xã hội, hội nhóm cộng đồng để mọi người nâng cao nhận thức về cách nhận biết lừa đảo trên mạng mới.
Bạn có thể chia sẻ thông tin với người thân để mọi người cùng nâng cao cảnh giác
Bài viết trên đã thông tin về 8 cách phòng tránh lừa đảo online hiệu quả, giúp tránh được các cuộc tấn công mạng, bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân. Theo đó, bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin về các thủ đoạn lừa đảo online để biết cách xử lý. Nếu không may rơi vào tình huống đó, bạn nên bình tĩnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Nếu khách hàng cần biết thêm thông tin về phòng tránh lừa đảo online hay tính năng bảo mật Internet của FPT Telecom, mời bạn liên hệ tới hotline 1900 6600 hoặc website https://fpt.vn/.