FptTelecom
Live Chat
19006600
back-to-top

AI và hạ tầng Internet toàn cầu: Bức tranh toàn cảnh và các xu hướng tương lai

Blog  |  Viễn thông , 28-03-2025 02:53

AI đang thay đổi cách thức quản lý lưu lượng, tăng cường bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Sự kết hợp giữa AI và hạ tầng Internet toàn cầu mở ra những cơ hội phát triển mới cho nền kinh tế số. Cùng tìm hiểu chi tiết về ảnh hưởng của AI trong việc tối ưu hóa và định hướng tương lai của hạ tầng Internet qua bài viết dưới đây!

1. AI và sự phụ thuộc vào hạ tầng Internet toàn cầu

AI hoạt động dựa trên việc xử lý và truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ nên luôn đòi hỏi kết nối Internet ổn định để duy trì hiệu suất tối ưu. Hệ thống này phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu (Data Center) - Nơi lưu trữ, xử lý và cung cấp sức mạnh cần thiết cho thuật toán. Nhờ kết nối hạ tầng mạng mạnh mẽ, AI có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, đảm bảo tính bảo mật, độ tin cậy và khả năng mở rộng. 

Bên cạnh đó, AI đang thúc đẩy xu hướng xử lý dữ liệu tại nguồn (Edge Computing) nhằm giảm độ trễ, tối ưu hiệu suất và tiết kiệm băng thông. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các trung tâm dữ liệu lớn, AI có thể xử lý trực tiếp trên thiết bị hoặc máy chủ cục bộ giúp tăng tốc độ phản hồi và giảm tải cho Data Center. 

1743191811_1aivahatanginternettoancau.png

Các công cụ AI hoạt động dựa trên việc xử lý và truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ

Để khai thác tối đa sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, người dùng cần đảm bảo mạng Internet có tốc độ cao, truyền tải dữ liệu nhanh chóng và mượt mà. Bạn có thể tham khảo dịch vụ của FPT Telecom với các gói Internet tốc độ cao, công nghệ hiện đại và dịch vụ khách hàng chất lượng.  

Trong đó, gói Internet GIGA với mức giá 165.000 VNĐ/tháng được trang bị modem WiFi băng tần kép hiện đại và cung cấp tốc độ download/upload vượt trội lên tới 150Mbps. Với góc cước, bạn sẽ có trải nghiệm kết nối nhanh, ổn định cho mọi thiết bị nhằm đảm bảo tận dụng được tối đa sức mạnh của các công cụ AI. Tìm hiểu chi tiết các gói cước Internet FPT tại: https://fpt.vn/internet-ca-nhan.

1743191826_2aivahatanginternettoancau.png

Gói Internet GiGa có tốc độ cao lên tới 150Mbps

2. AI tác động tới hạ tầng Internet toàn cầu như thế nào?

Việc xử lý lượng dữ liệu khổng lồ đòi hỏi băng thông cao, tốc độ truyền tải nhanh và độ trễ thấp. Điều này thúc đẩy nâng cấp mạng cáp quang, triển khai 5G và mở rộng các trung tâm dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của AI trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:

- Gia tăng nhu cầu tính toán và trung tâm dữ liệu: AI cần sức mạnh tính toán khổng lồ, thúc đẩy mở rộng trung tâm dữ liệu với GPU, TPU và phần cứng chuyên dụng.

- Nhu cầu băng thông và tốc độ truyền tải tăng mạnh: AI đòi hỏi băng thông cao, yêu cầu nâng cấp mạng cáp quang, 5G và hạ tầng Internet để hỗ trợ xử lý dữ liệu nhanh hơn.

- Phát triển điện toán biên (Edge Computing): Giảm tải trung tâm dữ liệu, xử lý dữ liệu tại nguồn, tối ưu hóa băng thông và hỗ trợ AI trong IoT, xe tự hành.

- Gia tăng tiêu thụ năng lượng: Trung tâm dữ liệu AI tiêu thụ điện lớn, cần giải pháp làm mát và tối ưu hóa năng lượng để giảm chi phí vận hành.

- Tự động hóa và tối ưu hóa hạ tầng mạng: AI giúp phân tích lưu lượng, dự đoán tắc nghẽn, nâng cao hiệu suất và hỗ trợ mạng tự phục hồi (self-healing networks).

1743191836_3aivahatanginternettoancau.png

AI yêu cầu khả năng xử lý dữ liệu khổng lồ, thúc đẩy việc mở rộng trung tâm dữ liệu

3. Thách thức của AI đối với hạ tầng Internet toàn cầu

Sự phát triển mạnh mẽ của AI tạo áp lực lớn lên hạ tầng Internet, từ khả năng tính toán, lưu trữ dữ liệu đến tốc độ truyền tải. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, hạ tầng mạng và trung tâm dữ liệu phải liên tục được mở rộng và nâng cấp. Dưới đây là cụ thể những thách thức mà AI đặt ra đối với hạ tầng Internet toàn cầu:

- Áp lực hạ tầng và năng lượng: Trung tâm dữ liệu AI tiêu thụ lượng điện lớn, yêu cầu GPU mạnh và hệ thống làm mát, gây áp lực lên hạ tầng điện toán.

- Quá tải băng thông và xử lý dữ liệu: AI cần truyền tải dữ liệu khổng lồ, dễ gây tắc nghẽn mạng, trong khi hạ tầng Internet chưa đủ mạnh để hỗ trợ AI thời gian thực.

- Rủi ro an ninh mạng: AI có thể bị hacker khai thác để tạo virus, mã độc, deepfake lừa đảo, gây nguy hiểm cho cá nhân và doanh nghiệp.

- Rò rỉ và lạm dụng dữ liệu: AI thu thập lượng lớn dữ liệu, tiềm ẩn nguy cơ bị rò rỉ hoặc lạm dụng bởi các tập đoàn công nghệ.

- Độc quyền công nghệ: Chỉ các công ty lớn có đủ nguồn lực đầu tư vào AI, tạo khoảng cách công nghệ với doanh nghiệp nhỏ.

1743191844_4aivahatanginternettoancau.png

AI đặt ra thách thức về phát triển bền vững khi tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ 

4. Các giải pháp nâng cấp hạ tầng Internet để hỗ trợ AI

Để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, hạ tầng Internet toàn cầu cần được nâng cấp toàn diện với các giải pháp sau:

- Nâng cấp cáp quang biển và hạ tầng viễn thông trên đất liền: Mở rộng và hiện đại hóa các tuyến cáp quang nhằm tăng tốc độ đường truyền, giảm nghẽn mạng và đảm bảo kết nối ổn định xuyên lục địa.

- Phát triển mạng 5G và 6G: Cung cấp tốc độ truyền tải cao, hỗ trợ AI hoạt động trong thời gian thực với độ trễ siêu thấp, đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng như IoT, xe tự hành, y tế từ xa và thành phố thông minh.

- Đầu tư vào trung tâm dữ liệu quy mô lớn: Mở rộng hạ tầng lưu trữ và xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của AI, đảm bảo khả năng tính toán mạnh mẽ và linh hoạt.

- Thúc đẩy điện toán đám mây và điện toán biên: Giảm tải cho trung tâm dữ liệu, xử lý dữ liệu ngay tại nguồn, tối ưu hóa băng thông và cải thiện hiệu suất hoạt động, giúp AI vận hành nhanh hơn và hiệu quả hơn.

1743191853_5aivahatanginternettoancau.png

Đầu tư vào hạ tầng viễn thông trên đất liền để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu

5. Xu hướng phát triển của AI và hạ tầng Internet toàn cầu

Sự phát triển mạnh mẽ của AI đang tạo ra những thay đổi lớn đối với hạ tầng Internet toàn cầu. Cụ thể:

- Mạng 5G, 6G hỗ trợ AI thời gian thực: Tốc độ cao và độ trễ thấp giúp AI xử lý dữ liệu nhanh hơn, tạo điều kiện cho các ứng dụng AI tiên tiến như xe tự hành, IoT và thực tế ảo phát triển mạnh mẽ.

- AI thúc đẩy mở rộng hạ tầng Internet: Sự bùng nổ của AI đòi hỏi các trung tâm dữ liệu mạnh mẽ hơn để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này kéo theo sự gia tăng đầu tư vào hạ tầng truyền tải và lưu trữ dữ liệu.

- Phát triển điện toán biên và đám mây lai: Xử lý dữ liệu tại nguồn (Edge Computing) giúp giảm tải cho trung tâm dữ liệu và tăng tốc độ phản hồi. Mô hình kết hợp giữa điện toán biên và điện toán đám mây (Hybrid Cloud) sẽ trở nên phổ biến hơn.

- Tiêu thụ năng lượng và phát triển bền vững: AI yêu cầu nguồn điện lớn, đòi hỏi các giải pháp tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng. Công nghệ xanh, làm mát thông minh và sử dụng năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên để đảm bảo tính bền vững của hạ tầng AI.

1743191866_6aivahatanginternettoancau.png

AI đang thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng Internet phát triển vượt bậc

AI đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng Internet toàn cầu, đòi hỏi nâng cấp mạng viễn thông, mở rộng trung tâm dữ liệu và tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Đón đầu xu hướng này với kết nối mạng tốc độ cao, ổn định từ các gói cước Internet của FPT Telecom. Liên hệ ngay hotline 1900 6600 hoặc truy cập website https://fpt.vn/ để được tư vấn chi tiết!