Blog | Công nghệ , 21-02-2025 12:56
WiFi bảo mật kém không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm trực tuyến mà còn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng. Để an tâm sử dụng mạng mà không lo bị xâm nhập, hãy áp dụng ngay 11 cách bảo mật WiFi hiệu quả trong bài viết này!
Trước khi tìm cách bảo mật WiFi hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các chuẩn bảo mật WiFi hiện có. Mỗi giao thức có mức độ an toàn khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng chống hack và bảo vệ dữ liệu khi kết nối mạng. TOP 4 chuẩn bảo mật WiFi phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
1.1. Giao thức Quyền riêng tư Tương đương Có dây (WEP)
WEP (Wired Equivalent Privacy) là chuẩn bảo mật WiFi đầu tiên, được giới thiệu vào năm 1997 nhằm cung cấp mức bảo mật tương đương với mạng có dây. Tuy nhiên, do sử dụng thuật toán mã hóa RC4 với khóa 40-bit hoặc 104-bit, WEP có độ bảo mật rất thấp. Hacker có thể dễ dàng bẻ khóa bằng các công cụ dò mật khẩu tự động chỉ trong vài phút. Hiện tại, WEP đã lỗi thời và không còn được khuyến nghị sử dụng trong các hệ thống mạng hiện đại.
Giao thức Quyền riêng tư Tương đương Có dây (WEP) có mức độ bảo mật thấp nhất hiện nay
1.2. Giao thức truy cập được bảo vệ bằng WiFi (WPA)
WPA (WiFi Protected Access) ra đời vào năm 2003 nhằm thay thế WEP, khắc phục một số lỗ hổng bảo mật. WPA sử dụng giao thức mã hóa TKIP (Temporal Key Integrity Protocol) giúp thay đổi khóa mã hóa động.
Tuy nhiên, TKIP vẫn dựa trên nền tảng cũ nên chưa thực sự an toàn. Một số phương pháp tấn công vẫn có thể xâm nhập WPA, đặc biệt nếu mật khẩu WiFi quá yếu. Vì vậy, WPA chỉ được xem là giải pháp tạm thời trước khi có chuẩn bảo mật tốt hơn.
Giao thức truy cập được bảo vệ bằng Wifi (WPA) vẫn tồn tại một số nhược điểm từ WEP
1.3. Giao thức truy cập được bảo vệ bằng Wifi 2 (WPA2)
WPA2 (WiFi Protected Access 2) được giới thiệu vào năm 2004 và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn bảo mật WiFi phổ biến nhất hiện nay. WPA2 thay thế TKIP bằng thuật toán mã hóa AES (Advanced Encryption Standard), giúp bảo mật mạng tốt và khó bị bẻ khóa hơn. Đặc biệt, nếu sử dụng mật khẩu mạnh và thường xuyên cập nhật firmware, WPA2 là lựa chọn đáng tin cậy cho hầu hết các mạng WiFi gia đình và doanh nghiệp.
1.4. Giao thức truy cập được bảo vệ bằng Wifi 3 (WPA3)
WPA3 là chuẩn bảo mật WiFi mới nhất, ra mắt vào năm 2019, sử dụng mã hóa mạnh giúp chống lại các cuộc tấn công dò tìm mật khẩu (Brute Force Attack) bằng cách giới hạn số lần nhập sai mật khẩu. Ngoài ra, WPA3 còn hỗ trợ mã hóa cá nhân hóa (SAE - Simultaneous Authentication of Equals), giúp tăng cường bảo mật khi kết nối trên các mạng công cộng.
Bạn nên ưu tiên sử dụng WPA3 để đảm bảo an toàn tối đa cho WiFi
Không chỉ cải thiện tốc độ và hiệu suất, WiFi 6 còn bảo vệ kết nối tốt hơn so với WiFi 5 và các thế hệ cũ nhờ tích hợp chuẩn bảo mật WPA3 cùng nhiều công nghệ tiên tiến:
- Bảo mật nâng cao với WPA3: Chống tấn công Brute Force, bảo vệ kết nối ngay cả khi mật khẩu bị rò rỉ.
- Mã hóa Forward Secrecy - Ngăn chặn nghe lén: Sử dụng khóa mã hóa duy nhất cho từng phiên, giảm nguy cơ dữ liệu bị giải mã.
- Công nghệ OFDMA - Hạn chế rò rỉ dữ liệu: Chia nhỏ băng tần, cấp phát tài nguyên riêng biệt, bảo vệ dữ liệu khi nhiều thiết bị cùng kết nối.
- Công nghệ MU-MIMO - Giảm nguy cơ xâm nhập: Hỗ trợ uplink & downlink đồng thời, giảm tắc nghẽn và tránh giả mạo thiết bị hợp lệ.
WiFi 6 được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, giúp bảo vệ WiFi tốt hơn so với WiFi 5 và các thế hệ cũ
Để tận dụng tối đa những lợi ích này, bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên WiFi 6 của FPT Telecom. Hệ thống hỗ trợ WPA3 mặc định, cho phép người dùng bật/tắt thủ công theo nhu cầu, đồng thời tích hợp Mesh WiFi 6 giúp mở rộng phạm vi phủ sóng và giữ kết nối luôn ổn định.
Đặc biệt, với ứng dụng Hi FPT, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát thiết bị truy cập và chặn các kết nối không mong muốn. Đăng ký ngay để nâng cấp bảo mật WiFi và tận hưởng trải nghiệm mạng mượt mà, an toàn hơn!
FPT Telecom cung cấp ứng dụng Hi FPT - chăm sóc khách hàng toàn diện, nhanh chóng
Ngoài việc sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như WPA3 hay WiFi 6, bạn cũng có thể tự bảo vệ mạng WiFi của mình bằng những thao tác đơn giản:
Mật khẩu yếu là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến WiFi bị hack. Hacker có thể dễ dàng bẻ khóa mật khẩu bằng các công cụ như Brute force hoặc Dictionary attack. Việc đặt một mật khẩu mạnh sẽ giúp tăng cường bảo mật, khiến hacker khó xâm nhập hơn.
Cách thực hiện:
- Mật khẩu nên có ít nhất 12 ký tự, bao gồm cả số, chữ thường, chữ hoa và ký tự đặc biệt.
- Hạn chế sử dụng thông tin dễ đoán như dãy số 66668888, địa chỉ nhà, tên WiFi, hoặc tên của bạn.
- Bạn có thể sử dụng các trình quản lý mật khẩu như LastPass, 1Password hoặc Bitwarden để tạo và lưu trữ mật khẩu mạnh một cách an toàn.
Đặt mật khẩu WiFi mạnh sẽ tăng cường độ bảo mật cho kết nối mạng
Kể cả khi bạn đang sử dụng mật khẩu mạnh, về lâu dài vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị lộ do rò rỉ dữ liệu hoặc tấn công mạng. Việc thay đổi mật khẩu thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này và bảo vệ WiFi khỏi các cuộc xâm nhập trái phép.
Cách thực hiện:
- Đặt lịch đổi mật khẩu WiFi 3 tháng một lần để đảm bảo an toàn.
- Không sử dụng lại mật khẩu cũ sau mỗi lần thay đổi.
Thay mật khẩu định kỳ 3 tháng/lần để tránh nguy cơ WiFi bị hack làm rò rỉ dữ liệu cá nhân
Ngoài các phương pháp đơn giản như đặt mật khẩu mạnh hay thay mật khẩu định kỳ, bạn có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật chuyên sâu hơn để tăng bảo mật WiFi. Cụ thể:
Trong khi WEP và WPA đã lỗi thời và dễ bị tấn công, WPA2 vẫn phổ biến nhưng không đủ mạnh trước các công cụ hack hiện đại. Vì vậy, giao thức bảo mật WPA3 là lựa chọn tốt nhất hiện nay, cung cấp khả năng mã hóa mạnh hơn và bảo vệ hiệu quả trước các cuộc tấn công dò tìm mật khẩu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Truy cập trang quản lý Router (thường là 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1).
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản quản trị.
- Bước 3: Tìm mục Security Mode (Chế độ bảo mật) và chọn WPA3 (nếu có).
- Bước 4: Nếu thiết bị không hỗ trợ WPA3, hãy chọn WPA2 để tăng bảo mật.
Khách hàng nên ưu tiên sử dụng giao thức WPA3 nếu thiết bị hỗ trợ
Truy cập từ xa (Remote Management) cho phép quản trị Router qua Internet nhưng cũng là lỗ hổng lớn nếu hacker khai thác được. Tắt tính năng này sẽ giúp giảm nguy cơ WiFi bị xâm nhập.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý Router.
- Bước 2: Tìm mục Remote Management (Quản lý từ xa) hoặc Remote Access (Truy cập từ xa).
- Bước 3: Tắt tính năng này để ngăn chặn truy cập trái phép.
Tắt tính năng truy cập từ xa để ngăn chặn các cuộc tấn công Router từ thiết bị lạ
Mỗi thiết bị kết nối Internet đều có một địa chỉ MAC duy nhất. Bằng cách lọc theo địa chỉ MAC, bạn chỉ cho phép các thiết bị được xác định trước truy cập mạng WiFi, ngăn chặn các thiết bị lạ ngay từ đầu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy địa chỉ MAC của thiết bị (trên Windows dùng lệnh ipconfig /all).
- Bước 2: Đăng nhập vào trang quản lý Router.
- Bước 3: Tìm mục MAC Filtering (Lọc MAC) hoặc Wireless MAC Filter > Chọn Enable để bật tính năng chỉ cho phép thiết bị có MAC cụ thể kết nối với mạng.
- Bước 4: Thêm địa chỉ MAC của các thiết bị muốn kết nối.
Tính năng lọc theo địa chỉ MAC giúp tăng cường kiểm soát truy cập vào mạng của bạn
Router WiFi thường được thiết lập với các cài đặt mặc định nhằm tối ưu hóa khả năng sử dụng nhưng những cài đặt này đôi khi không đủ mạnh để bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công. Tin tặc có thể lợi dụng các tính năng như WPS (Wi-Fi Protected Setup) để xâm nhập, hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật từ firmware cũ để chiếm quyền điều khiển Router.
Cách thực hiện: Thiết lập các cài đặt an ninh như ẩn SSID, bật tường lửa, cập nhật firmware và giới hạn thiết bị kết nối sẽ giúp tăng cường bảo mật và giảm nguy cơ bị xâm nhập.
Cài đặt các thiết lập an ninh, chẳng hạn như bật tường lửa giúp tăng cường bảo mật WiFi và giảm nguy cơ bị xâm nhập
Khi có quá nhiều thiết bị lạ truy cập vào WiFi nhà bạn, tốc độ mạng có thể bị giảm sút đáng kể do băng thông bị chiếm dụng. Quan trọng hơn, những thiết bị này có thể do tin tặc sử dụng để xâm nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân. Vì vậy, hãy kiểm tra và loại bỏ các thiết bị không xác định để tăng cường bảo mật và duy trì hiệu suất WiFi ổn định.
Cách thực hiện:
Bạn có thể sử dụng các phần mềm quét WiFi để xem danh sách các thiết bị đang kết nối vào mạng của mình, bao gồm cả thông tin về thời gian kết nối và dung lượng sử dụng. Sau đây là một số công cụ hữu ích theo từng hệ điều hành:
- Android: ezNetScan
- iOS: IP Network Scanner
- Windows: Wireless Network Watcher
- MacOS: AirRadar
Xác định các thiết bị lạ đang truy cập và chặn truy cập thông qua cài đặt Router hoặc đổi mật khẩu WiFi để ngăn chặn kết nối trái phép
Tường lửa (Firewall) là một lớp bảo vệ thiết yếu, có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc tấn công xâm nhập từ bên ngoài vào mạng WiFi của bạn. Khi bật tính năng này, Router có thể tự động phát hiện và ngăn chặn các truy cập đáng ngờ, giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập trái phép.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Truy cập vào giao diện cài đặt Router.
- Bước 2: Vào mục Basic Security hoặc Firewall Settings.
- Bước 3: Tìm đến tùy chọn SPI Firewall > Nhấn chọn Enable để kích hoạt.
Bật bảo mật tường lửa là giải pháp đơn giản mà hiệu quả để tăng bảo mật WiFi
SSID (Service Set Identifier) là tên mạng WiFi mà các thiết bị xung quanh có thể nhìn thấy. Nếu bạn sử dụng SSID mặc định, hacker có thể dễ dàng xác định loại Router và tìm cách khai thác lỗ hổng bảo mật. Bên cạnh đó, việc công khai SSID cũng làm tăng nguy cơ bị tấn công. Thay đổi hoặc ẩn SSID sẽ giúp giảm khả năng bị phát hiện và bảo vệ mạng khỏi các truy cập trái phép.
Cách thực hiện:
1 - Thay đổi tên mạng (SSID)
- Bước 1: Nhập địa chỉ IP Router (thường là 192.168.100.1, 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1) vào trình duyệt.
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản quản trị Router của bạn.
- Bước 3: Nhấn chọn Click here > Tìm mục SSID Settings > Tiến hành đổi tên mạng tại ô SSID Name.
2 - Vô hiệu hóa SSID broadcast
- Bước 1: Truy cập vào cài đặt Router bằng địa chỉ IP (tương tự bên trên).
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản quản trị.
- Bước 3: Nhấn chọn Click here > Tìm mục SSID Settings > Chọn Hide SSID để ẩn tên mạng.
Việc thay đổi tên hoặc ẩn SSID sẽ giúp giảm nguy cơ bị hacker phát hiện mạng của bạn
Dữ liệu truyền qua WiFi nếu không được mã hóa có thể bị tin tặc đánh cắp bằng các công cụ tấn công trung gian (Man-in-the-Middle). Bật tính năng mã hóa sẽ giúp bảo vệ dữ liệu, ngăn chặn việc bị theo dõi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mở Start Menu, nhập Control Panel vào thanh tìm kiếm > Mở Control Panel.
- Bước 2: Trong giao diện Control Panel > Chọn View network status and tasks.
- Bước 3: Tiếp tục chọn Change adapter settings để truy cập vào cài đặt mạng.
- Bước 4: Nhấp đúp vào WiFi đang kết nối > Chọn Wireless Properties > Vào tab Security để thiết lập mã hóa bảo mật.
- Bước 5: Chọn giao thức bảo mật WPA3 (hoặc WPA2 nếu thiết bị không hỗ trợ WPA3).
Bảo mật WiFi không chỉ giúp bạn tránh bị hack WiFi mà còn đảm bảo tốc độ mạng luôn ổn định, hạn chế tình trạng giật lag khi lướt web, xem phim hay chơi game. Với 10 cách bảo mật WiFi trên, từ những phương pháp đơn giản như đặt mật khẩu mạnh đến các giải pháp kỹ thuật nâng cao như bật tường lửa, chặn truy cập từ xa hay sử dụng giao thức bảo mật WPA3, bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ WiFi của mình.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các giải pháp tối ưu tốc độ và trải nghiệm Internet, đừng bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác trên website của FPT Telecom - fpt.vn.