Blog | Viễn thông , 21-01-2025 06:47
Bất kể bạn là người dùng cá nhân hay doanh nghiệp, hiểu rõ cách đo tốc độ mạng và các chỉ số liên quan sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất mạng và cải thiện trải nghiệm sử dụng Internet. Trong bài viết này, FPT Telecom sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đo trên điện thoại, máy tính và những điều cần lưu ý để đảm bảo mạng của bạn luôn hoạt động hiệu quả.
Để đánh giá chính xác hiệu suất và chất lượng mạng Internet, bạn cần hiểu rõ một số chỉ số quan trọng và các phương thức đo phù hợp:
Khi thực hiện đo tốc độ mạng, người dùng cần lưu ý đến những chỉ số quan trọng sau để hiểu rõ chất lượng kết nối:
- Tốc độ tải xuống (Download): Đây là chỉ số thể hiện lượng dữ liệu mà mạng có thể tải về từ Internet trong một giây (Mbps). Chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động như xem phim, tải file hoặc chơi game trực tuyến.
- Tốc độ tải lên (Upload): Chỉ số cho biết lượng dữ liệu mà mạng có thể gửi đi trong một giây (Mbps). Chỉ số này rất quan trọng với các công việc như livestream, họp trực tuyến hoặc gửi email có file đính kèm lớn.
- Độ trễ (Ping): Là khoảng thời gian mà một gói dữ liệu cần để di chuyển từ thiết bị của bạn đến máy chủ và quay trở lại (ms). Độ trễ thấp đảm bảo các hoạt động như chơi game hoặc họp trực tuyến diễn ra mượt mà, không bị giật lag.
- Jitter: Là sự biến động về độ trễ trong quá trình truyền dữ liệu. Jitter thấp giúp duy trì kết nối ổn định, đặc biệt quan trọng trong các cuộc gọi video hoặc truyền phát trực tiếp.
Tốc độ tải xuống, tải lên, độ trễ và jitter là những yếu tố quan trọng cần chú ý khi đánh giá chất lượng mạng
Bạn có thể đo tốc độ mạng bằng những công cụ phổ biến sau:
- Các trang web chuyên dụng: Một số trang web uy tín như Internet Speedtest by VNNIC, Speedtest.net, Fast.com hoặc TestMy.net cho phép kiểm tra tốc độ mạng trực tiếp trên trình duyệt.
- Các ứng dụng trên điện thoại: Các ứng dụng như Speedtest by Ookla, Fast của Netflix hoặc i-SPEED by VNNIC cung cấp giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép người dùng kiểm tra tốc độ mạng trên cả điện thoại Android và iOS.
- Các phần mềm trên máy tính: Bạn có thể sử dụng các công cụ tích hợp sẵn như Windows Network Diagnostics hoặc lệnh Ping trên Command Prompt để kiểm tra tốc độ mạng.
Internet Speedtest by VNNIC cung cấp công cụ đo tốc độ mạng đáng tin cậy cho cả điện thoại và máy tính
Để đảm bảo kết quả đo tốc độ mạng chính xác và phản ánh đúng chất lượng kết nối, hãy lưu ý những điều sau:
Môi trường mạng ổn định là yếu tố quan trọng để kết quả đo không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Vì vậy, trước khi đo tốc độ mạng, bạn hãy:
- Tắt các ứng dụng không cần thiết: Những ứng dụng chạy ngầm trên thiết bị có thể chiếm dụng băng thông, dẫn đến kết quả đo không chính xác.
- Đóng các tab trình duyệt không sử dụng: Việc mở nhiều tab cùng lúc có thể khiến thiết bị phải tải xuống những dữ liệu không cần thiết, làm sai lệch kết quả đo.
- Ngắt kết nối các thiết bị không cần thiết: Nếu nhiều thiết bị sử dụng mạng cùng lúc, băng thông sẽ bị chia sẻ, làm giảm độ chính xác của kết quả đo.
Bạn nên ngắt kết nối các thiết bị không cần thiết trước khi đo tốc độ mạng để tránh tình trạng quá tải mạng
Bạn nên tránh thực hiện đo tốc độ mạng vào các giờ cao điểm như buổi tối, giờ nghỉ trưa khi nhiều người cùng truy cập Internet. Lúc này, băng thông thường bị chia sẻ, dẫn đến kết quả đo thấp hơn thực tế. Ngược lại, các khung giờ ít người truy cập, chẳng hạn như buổi sáng sớm, sau 11 giờ đêm sẽ mang lại số liệu phản ánh đúng chất lượng mạng hơn, đặc biệt khi bạn muốn đánh giá hiệu suất tối đa của đường truyền.
Các khung giờ như sáng sớm hoặc đêm, khi lưu lượng mạng thấp, là thời điểm lý tưởng để kiểm tra tốc độ thực của đường truyền
Nếu bạn chỉ đo tốc độ mạng một lần, kết quả đo có thể không đủ chính xác do nhiều yếu tố khách quan như sự thay đổi ngẫu nhiên của lưu lượng mạng hoặc thiết bị đo. Do đó, bạn nên thực hiện đo từ 2 - 3 lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Kết quả trung bình các lần đo sẽ giúp bạn xác định chính xác hơn tốc độ mạng thực tế.
Khoảng cách từ thiết bị đến máy chủ đo càng ngắn thì độ trễ càng thấp, giúp kết quả đo sát với tốc độ thực tế mà bạn có thể sử dụng. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn cần kiểm tra khả năng đáp ứng của mạng trong các tác vụ yêu cầu độ trễ thấp như chơi game trực tuyến hoặc họp video.
Việc chọn máy chủ đo tốc độ mạng gần vị trí của bạn giúp giảm thiểu độ trễ trong quá trình truyền tải dữ liệu
Kết nối mạng không ổn định hoặc Modem, Router có vấn đề có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đo. Vì vậy, trước khi đo tốc độ mạng, hãy kiểm tra xem dây cáp mạng có bị đứt, gãy hay thiết bị có đang quá nóng hoặc cần cập nhật firmware không. Việc kiểm tra kỹ đường truyền lẫn thiết bị mạng sẽ giúp bạn nhận được số liệu đo chính xác, phản ánh đúng hiệu suất thực tế của mạng.
Dưới đây là bảng tổng hợp các website uy tín, hỗ trợ tốt cho cả điện thoại, PC và laptop mà bạn có thể tham khảo để kiểm tra tốc độ mạng:
Tên website | Thông tin tổng quan |
Internet Speedtest by VNNIC | Công cụ đo tốc độ mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cung cấp, đảm bảo đo tốc độ mạng trong nước với kết quả chính xác cao. |
Speedtest by Ookla | Một trong những công cụ đo tốc độ mạng phổ biến nhất thế giới, hỗ trợ đo tốc độ tải xuống, tải lên và độ trễ (ping). |
Fast.com | Dịch vụ đo tốc độ mạng đơn giản do Netflix phát triển, tập trung vào tốc độ tải xuống. |
Google Fiber Speed Test | Công cụ của Google hỗ trợ kiểm tra tốc độ mạng (tốc độ tải xuống, tải lên và độ trễ) nhanh chóng với giao diện dễ sử dụng. |
TestMy.net | Trang web kiểm tra tốc độ mạng độc lập, cung cấp kết quả chi tiết và biểu đồ phân tích hiệu suất mạng. |
Cloudflare Speed Test | Công cụ từ Cloudflare, tập trung vào tốc độ kết nối và độ trễ với các máy chủ CDN của Cloudflare. |
Xfinity Speed Test | Dịch vụ đo tốc độ mạng miễn phí từ Comcast, tối ưu hóa cho người dùng, đặc biệt tại Hoa Kỳ. |
Openspeedtest | Công cụ đo tốc độ mạng đa thiết bị, không cần tải ứng dụng hoặc phần mềm, phù hợp cho cả PC và điện thoại. |
AT&T Internet Speed Test | Công cụ kiểm tra tốc độ mạng của AT&T, cung cấp kết quả nhanh chóng và chi tiết. |
NPERF Speed Test | Công cụ đo tốc độ mạng của công ty công nghệ hàng đầu ở Pháp, hỗ trợ kiểm tra cả tốc độ tải xuống, tải lên, ping với thuật toán độc quyền. |
Để tìm hiểu thông tin chi tiết về từng website trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau. 10 web kiểm tra tốc độ mạng trên máy tính PC, laptop, điện thoại
Ngoài trang web, các ứng dụng đo tốc độ mạng trên điện thoại ngày càng được yêu thích nhờ sự tiện lợi và đa tính năng. Dưới đây là một số ứng dụng đo tốc độ mạng phổ biến:
Tên ứng dụng | Thông tin tổng quan | Chi phí |
i-SPEED by VNNIC | Ứng dụng chính thức từ Bộ Thông tin và Truyền thông trung tâm Internet Việt Nam, đo tốc độ mạng nội địa với độ chính xác cao. | Miễn phí |
FAST Speed Test | Ứng dụng đo tốc độ mạng đơn giản, do Netflix phát triển, tập trung đánh giá tốc độ tải xuống. | Miễn phí |
Speedtest by Ookla | Ứng dụng đo tốc độ phổ biến, hỗ trợ đến 16 ngôn ngữ, cung cấp thông tin chi tiết về tốc độ tải xuống, tải lên và ping. | Miễn phí |
nPerf Speed Test | Hỗ trợ đo tốc độ tải xuống, tải lên, ping và khả năng phủ sóng, hiệu suất truyền tải dữ liệu, cung cấp báo cáo chi tiết. | Miễn phí |
OpenSignal | Tích hợp đo tốc độ mạng (tải lên/tải xuống) và bản đồ tín hiệu, giúp người dùng tìm vị trí mạng tốt nhất. | Miễn phí |
5GMark (Speed Test & Benchmark) | Đo tốc độ mạng và đánh giá hiệu suất mạng 5G, so sánh hiệu quả giữa các nhà mạng. | Miễn phí |
Network Analyzer | Công cụ phân tích và kiểm tra mạng toàn diện, phù hợp cho người dùng kỹ thuật. Tuy nhiên ứng dụng này chưa hỗ trợ tiếng Việt. | Miễn phí (có bản trả phí với nhiều tính năng hơn) |
Fing - Network Tools | Ứng dụng quản lý và đo tốc độ mạng, cung cấp thông tin chi tiết về các thiết bị kết nối. | Miễn phí |
Để tìm hiểu chi tiết về từng ứng dụng đo tốc độ mạng trong bảng, mời bạn tham khảo bài viết 8 app đo tốc độ mạng tốt nhất cho người dùng Internet Việt Nam.
Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi phổ biến xoay quanh vấn đề kiểm tra và cải thiện tốc độ mạng cho cá nhân và doanh nghiệp:
Tốc độ mạng chậm có thể do nhiều nguyên nhân như quá tải băng thông, thiết bị cũ, lỗi thời, không hỗ trợ băng thông hiện đại,... Bạn có thể khắc phục bằng cách kiểm tra thiết bị mạng, tối ưu hóa băng thông hoặc liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ nâng cấp thiết bị mạng/gói cước. Tìm hiểu thêm các cách khắc phục hữu ích khác tại bài viết Tốc độ mạng chậm bất thường: 9 nguyên nhân & Cách xử lý nhanh.
Mạng không ổn định thường bắt nguồn từ các yếu tố như nhiễu sóng WiFi, khoảng cách xa giữa thiết bị và Router hoặc thiết bị mạng bị lỗi, dây mạng chưa cắm chặt,... Để xử lý, bạn nên kiểm tra môi trường mạng, các thiết bị phát sóng (dây cáp, Modem, Router), nâng cấp thiết bị phát sóng (nếu cần) hoặc sử dụng bộ mở rộng sóng WiFi.
Mạng không ổn định có thể do lỗi từ dây mạng, khoảng cách, thiết bị kết nối mạng
Tốc độ mạng được coi là nhanh nếu nằm trong khoảng 40 Mbps đến 1000+ Mbps và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng mà không xảy ra gián đoạn. Thông thường, tốc độ mạng dưới 100 Mbps là đủ cho các hoạt động như lướt web, xem phim HD hoặc làm việc online.
Với các tác vụ yêu cầu cao hơn như chơi game online hoặc livestream, tốc độ cần đạt từ 100 Mbps trở lên. Tham khảo thông tin chi tiết về tốc độ mạng khuyến nghị cho từng nhu cầu sử dụng tại bài viết Tốc độ mạng bao nhiêu là nhanh? 40 - 1000+ Mbps tùy nhu cầu & thiết bị.
Tốc độ mạng nhanh thường dao động từ 40 Mbps đến 1000+ Mbps
Bên cạnh việc sử dụng phần mềm hoặc ứng dụng, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau để tăng tốc độ mạng:
- Đặt Router ở vị trí trung tâm, thoáng, không có vật cản để tối ưu vùng phủ sóng.
- Thay đổi DNS hoặc nâng cấp gói dịch vụ mạng phù hợp.
Để biết thêm các giải pháp hữu ích khác, tham khảo bài viết về cách tăng tốc độ mạng tại bài viết 11+ cách tăng tốc độ mạng giúp xem phim, chơi game mượt mà hơn.
Thay đổi vị trí của Router đến vị trí trung tâm, rộng, thoáng có thể hỗ trợ tăng tốc độ mạng
Các thiết bị cũ không được tối ưu hóa để hỗ trợ các công nghệ mạng hiện đại, chẳng hạn như chuẩn WiFi 6, do đó không thể cung cấp tốc độ mạng cao và ổn định cho người dùng. Ngoài ra, phần cứng của các thiết bị cũ có thể bị hao mòn theo thời gian, dẫn đến tình trạng kết nối yếu hoặc gián đoạn, đặc biệt khi có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc. Để đảm bảo tốc độ mạng tối ưu, bạn nên cân nhắc nâng cấp sang các thiết bị mới và hỗ trợ tốc độ cao.
FPT Wifi 6 - Access Point AX1500C hỗ trợ Wifi 6 với tốc độ lên đến 1800 Mbps
Đo tốc độ mạng là bước quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu suất kết nối mạng, từ đó có phương án cải thiện trải nghiệm sử dụng Internet. Việc hiểu rõ các chỉ số đo tốc độ mạng và áp dụng đúng các phương pháp đo sẽ giúp bạn có được kết quả chính xác và ổn định hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để tăng tốc độ mạng hoặc nâng cấp hệ thống mạng của mình, hãy liên hệ ngay FPT Telecom qua hotline 1900 6600 hoặc website fpt.vn để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.