Triển khai Internet vùng núi: Thách thức & giải pháp hiệu quả

Internet vùng núi đang trở thành chìa khóa kết nối, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng sống cho các khu vực hẻo lánh. Tuy nhiên, hành trình này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần được khắc phục. Cùng tìm hiểu những bước tiến đáng chú ý và bí quyết chọn lựa dịch vụ Internet phù hợp cho các khu vực vùng núi qua bài viết dưới đây!
Thách thức và giải pháp hiệu quả trong việc triển khai Internet vùng núi
1. Sự phát triển của Internet tại vùng núi những năm gần đây
Trong những năm gần đây, nhu cầu truy cập Internet và kết nối WiFi tại các vùng núi Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể, phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen và yêu cầu kết nối của người dân nơi đây. Dưới đây là những con số tiêu biểu chứng minh cho sự chuyển mình này:
- Gia tăng sử dụng Internet vùng núi: Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2023, hạ tầng Internet đã phủ sóng tới gần 100% các thôn, bản vùng núi với hơn 19.7 triệu hộ gia đình (72.4%) sử dụng cáp quang. Đặc biệt, hệ thống này đã có mặt tại tất cả các xã, phường, thị trấn và hơn 90% các thôn, bản.
- Hỗ trợ viễn thông từ Chính phủ và Doanh nghiệp: Theo Tạp chí Thông tin & Truyền thông, Chính phủ đã hỗ trợ máy tính bảng, điện thoại thông minh và chi phí dịch vụ viễn thông cho các hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách tại vùng núi. Các doanh nghiệp viễn thông cũng tích cực triển khai cáp quang, phủ sóng di động tại Điện Biên, giúp kết nối tri thức và đảm bảo an ninh vùng biên giới.
- Mở rộng hạ tầng Internet: Theo báo Vietnamnet, đến hết tháng 6/2023, toàn bộ 54 trạm sóng di động đã được hoàn thành, phủ sóng 66 thôn, đạt 100% mục tiêu. Hạ tầng Internet băng rộng cũng đã triển khai tới 97 thôn, giúp người dân ở các khu vực vùng núi dễ dàng truy cập mạng để học hỏi, giao lưu và giải trí.
Từ những số liệu trên có thể thấy, Internet đang dần trở nên phổ biến hơn tại các vùng núi, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế về tốc độ và chất lượng kết nối. Sự phát triển này không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các vùng núi và đô thị.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet vùng núi mang đến cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và giải trí
2. 5 thách thức trong quá trình sử dụng Internet vùng núi
Dù Internet vùng núi đang mang lại những cơ hội lớn, nhưng vẫn tồn tại không ít thách thức cản trở quá trình triển khai. Hãy cùng tìm hiểu 5 khó khăn chính trong việc kết nối Internet tại các khu vực này:
2.1. Cơ sở hạ tầng mạng chưa đồng bộ
Mặc dù mạng cáp quang đang được triển khai tại nhiều thành phố lớn, nhưng ở các khu vực miền núi như Điện Biên, Quảng Nam, Đắk Lắk vẫn chưa phủ sóng hoàn toàn. Thực trạng này tạo ra sự chênh lệch rõ rệt trong khả năng tiếp cận Internet tốc độ cao, cản trở cơ hội phát triển kinh tế như giao dịch thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ trong sản xuất.
Ở một số khu vực miền núi, công nghệ mạng đồng cũ vẫn chiếm ưu thế, với tốc độ kết nối thấp và dễ bị gián đoạn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chẳng hạn, tại Sơn La hay Lâm Đồng, mưa bão và độ ẩm cao thường xuyên làm gián đoạn dịch vụ, khiến người dân gặp khó khăn trong việc sử dụng Internet cho công việc và sinh hoạt.
2.2. Chi phí triển khai cao
Chi phí triển khai Internet tại các vùng núi cao tăng cao do địa hình khó khăn và mật độ dân cư thưa thớt. Cụ thể, ở những khu vực như miền núi phía Bắc (Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu,...) và Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk….), việc lắp đặt hạ tầng đòi hỏi phải vượt qua các dãy núi, sông suối, khiến chi phí xây dựng cao hơn. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng ít, làm tăng chi phí duy trì và vận hành dịch vụ, tạo ra thách thức lớn trong việc cung cấp Internet ổn định tại những nơi này.
Địa hình khó khăn và mật độ dân cư thưa thớt khiến chi phí triển khai Internet vùng núi tăng cao
2.3. Chất lượng đường truyền chưa ổn định
Tại các tỉnh miền núi (Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng,...), điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là mưa bão, khiến đường truyền Internet không ổn định. Các cơn gió mạnh và mưa lớn không chỉ làm hư hỏng cáp quang mà còn gây trì hoãn trong việc duy trì kết nối, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, học tập và các hoạt động thiết yếu của người dân địa phương.
2.4. An ninh mạng và quyền riêng tư
An ninh mạng ở các khu vực miền núi, đặc biệt là các tỉnh biên giới, đang đối mặt với nhiều thách thức do nhận thức bảo mật còn hạn chế. Người dân dễ bị tấn công qua các giao dịch quốc tế không được kiểm soát, dẫn đến rủi ro mất thông tin cá nhân, tài chính bị xâm phạm và ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định xã hội.
2.5. Hạn chế về thiết bị truy cập
Tại các khu vực miền núi, nhiều hộ gia đình không đủ khả năng trang bị thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone, laptop hay máy tính bảng, hoặc chỉ có thể sử dụng những thiết bị cũ, kém chất lượng. Điều này khiến việc kết nối Internet trở nên khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến học tập, công việc và giao dịch trực tuyến, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận thông tin và phát triển kỹ năng số.
Người dân miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng Internet vì không đủ khả năng trang bị thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone, laptop hay máy tính bảng
3. FPT Telecom – Lựa chọn hàng đầu để triển khai Internet vùng núi
FPT Telecom tự hào là một trong những nhà cung cấp hàng đầu trong ngành viễn thông tại Việt Nam, mang đến giải pháp Internet chất lượng cao, linh hoạt và dịch vụ khách hàng tận tâm. Cùng khám phá 5 lý do thuyết phục người dân vùng núi lựa chọn FPT Telecom là đối tác tin cậy:
3.1. Phủ sóng rộng đến vùng núi
FPT Telecom đang không ngừng mở rộng mạng lưới cáp quang FTTH, đưa Internet tốc độ cao đến những khu vực miền núi như Hà Giang, Sơn La, Lai Châu,... Việc phủ sóng Internet vùng núi không chỉ giúp người dân tiếp cận các dịch vụ trực tuyến, mà còn tạo cơ hội học tập, làm việc từ xa ngay tại nơi sinh sống. Đây là bước tiến quan trọng để rút ngắn khoảng cách số giữa đồng bằng và vùng núi, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tại các khu vực vùng cao.
3.2. Tốc độ Internet ổn định và nhanh
FPT Telecom cung cấp Internet cáp quang FTTH tốc độ lên đến 1000 Mbps, mang đến kết nối ổn định cho người dân vùng núi. Giải pháp này hỗ trợ công việc và học tập trực tuyến hiệu quả, ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, từ đó mở ra cơ hội phát triển bền vững cho các khu vực miền núi.
FPT Telecom cung cấp dịch vụ Internet vùng núi với băng thông lên đến 1000 Mbps, đảm bảo hiệu suất mạng vượt trội, ổn định
3.3. Gói cước linh hoạt và giá cả phải chăng
FPT Telecom cung cấp giải pháp Internet phù hợp với thu nhập người dân miền núi chỉ từ 5.500 VNĐ/ngày cho gói Giga (kết nối từ 3 thiết bị) hoặc từ 6.500 VNĐ/ngày cho gói Internet Sky (kết nối từ 8 thiết bị trở lên). Đặc biệt, khách hàng đăng ký gói 12 tháng sẽ được sử dụng dịch vụ trong 13 tháng, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kết nối nhanh chóng và ổn định.
3.4. Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp
FPT Telecom cam kết cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao cho các khu vực vùng núi thông qua mạng lưới hơn 90 chi nhánh trên toàn quốc. Đội ngũ chuyên gia sẵn sàng triển khai lắp đặt và bảo trì dịch vụ chỉ trong 24 - 48 giờ, đảm bảo kết nối Internet ổn định ngay cả ở những địa bàn khó khăn. Dịch vụ hỗ trợ 24/7 với kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ nhanh chóng giải quyết mọi sự cố, giúp người dân vùng núi luôn duy trì kết nối Internet mượt mà, liên tục.
FPT Telecom sở hữu dịch vụ hỗ trợ 24/7 với kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng giải quyết mọi sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả
3.5. Hỗ trợ thiết bị hiện đại - bảo mật cao
FPT Telecom cung cấp modem WiFi thế hệ mới hỗ trợ chuẩn WiFi 6 và WiFi 5, giúp cải thiện kết nối Internet cho các khu vực vùng núi. Các thiết bị này mang đến tốc độ ổn định, bảo mật cao và khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc, giúp người dân ở vùng núi dễ dàng truy cập mạng nhanh chóng và an toàn.
3. 6. Cam kết đồng hành dài lâu
FPT Telecom không chỉ mang Internet đến vùng núi, mà còn tạo ra những giá trị bền vững qua các dự án cộng đồng ý nghĩa.
Trong hai ngày 2 và 3/1/2025, đoàn thiện nguyện FPT kết hợp cùng Quỹ Hy Vọng đã tổ chức chuyến thăm ý nghĩa đến hai huyện vùng sâu của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì và Đồng Văn. Dự án "Trường em thay áo mới" với tổng kinh phí 500 triệu đồng đã mang đến diện mạo cho các điểm trường, đồng thời trao tặng những phần quà thiết thực, hỗ trợ trẻ em và cộng đồng địa phương.
Dự án "Trường em thay áo mới" với kinh phí 500 triệu đồng góp phần cải tạo điểm trường và trao tặng quà cho trẻ em Hà Giang
Tóm lại, Internet vùng núi đang dần trở thành yếu tố then chốt, mở ra cơ hội phát triển vượt bậc cho những khu vực hẻo lánh. FPT Telecom không chỉ đáp ứng nhu cầu kết nối mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững tại các miền núi. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ và quy trình lắp đặt, hãy liên hệ ngay với FPT Telecom qua hotline 1900 6600 hoặc truy cập website fpt.vn.