Blog | Viễn thông , 11-01-2025 15:15
Bạn đang lướt web hoặc xử lý công việc quan trọng nhưng đột nhiên gặp phải lỗi bảo mật không vào được mạng? Tình trạng này không chỉ khiến bạn hoang mang mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm và năng suất làm việc. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự gây ra lỗi này? Liệu có cách nào để khắc phục hiệu quả và bảo vệ mạng của bạn an toàn hơn không? Hãy cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân phổ biến và giải pháp cụ thể trong bài viết dưới đây!
Màn hình hiển thị lỗi "Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư" (Your connection is not private) - một trong những biểu hiện phổ biến của lỗi bảo mật SSL (Secure Sockets Layer)
Cách xử lý đơn giản nhất khi gặp lỗi bảo mật không vào được mạng là nhấn vào nút “Nâng cao” trên trang báo lỗi > Chọn “Tiếp tục truy cập (không an toàn)”.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp bạn cần truy cập gấp vì tiềm ẩn rủi ro về bảo mật. Ngoài ra, nếu cách này không hiệu quả, hãy áp dụng các phương pháp khắc phục khác dưới đây.
Nguyên nhân: Khi sử dụng WiFi công cộng không bảo mật, kết nối của bạn thiếu mã hóa và có thể bị gián đoạn hoặc tấn công. Trình duyệt sẽ phát hiện điều này khi cố gắng xác minh chứng chỉ SSL của trang web và nếu không thể xác nhận tính hợp lệ của chứng chỉ (do thiếu mã hóa hoặc sự can thiệp từ hacker), trình duyệt sẽ cảnh báo lỗi "Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư".
Cách khắc phục: Tránh kết nối với WiFi công cộng không bảo mật, thay vào đó có thể sử dụng các gói cước 4G. Nếu cần, hãy sử dụng VPN để mã hóa kết nối của bạn.
Truy cập mạng công cộng có thể là nguyên nhân dẫn đến lỗi bảo mật không vào được mạng
Nguyên nhân: Trình duyệt lưu trữ các tệp tạm thời, cookie và bộ nhớ cache để cải thiện tốc độ truy cập. Tuy nhiên, khi các tệp này bị lỗi hoặc cũ, chúng có thể gây xung đột, khiến trình duyệt không xác minh được chứng chỉ SSL, dẫn đến lỗi bảo mật không vào được mạng.
Cách khắc phục:
Cách 1: Xóa dữ liệu duyệt web
Trên máy tính (Windows):
- Nhấp chuột vào biểu tượng dấu ba chấm > Chọn Cài đặt.
- Chọn mục Quyền riêng tư và bảo mật > Xóa dữ liệu duyệt web.
- Tích chọn các mục Lịch sử duyệt web, Tệp và hình ảnh được lưu trong bộ nhớ đệm, Cookie và các dữ liệu khác của trang web.
- Nhấn Xóa dữ liệu.
Lưu ý: Khi chọn xóa Cookie và các dữ liệu khác của trang web, tài khoản trên các website đang mở sẽ tự động đăng xuất. Vì vậy, hãy lưu mật khẩu trước khi xóa dữ liệu duyệt web.
Các thao tác để vào mục Xóa dữ liệu duyệt web
Tích chọn các ô tại mục Cơ bản và nhấn Xoá dữ liệu
Trên điện thoại (iPhone):
- Mở Cài đặt > Safari > Xóa lịch sử và dữ liệu trang web. - Nhấn Xóa lịch sử và dữ liệu.Thao tác xóa dữ liệu duyệt web trên iPhone
Cách 2: Reset lại trình duyệt Chrome
- Nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm > Cài đặt.
- Chọn Đặt lại chế độ cài đặt > Chọn Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu để xóa toàn bộ cấu hình gây lỗi.
- Nhấn vào Đặt lại chế độ cài đặt để hoàn tất việc reset trình duyệt Chrome.
Các thao tác thực hiện để reset lại trình duyệt Chrome đối với máy tính
Nguyên nhân: Máy tính và thiết bị thường sử dụng thời gian hệ thống để xác minh chứng chỉ SSL của trang web. Nếu thời gian trên thiết bị không chính xác, chứng chỉ SSL có thể bị coi là không hợp lệ, gây ra lỗi kết nối bảo mật.
Cách khắc phục:
Trên máy tính (Windows):
- Nhấn Windows + I > Thời gian & Ngôn ngữ.
- Bật Cài đặt thời gian tự động (Set time automatically) > Chọn Time Zone theo múi giờ nơi bạn đang sinh sống. Ví dụ: Ở Việt Nam là (GMT+7).
Thao tác cài đặt thời gian tự động trên máy tính để sửa lỗi ngày và giờ
Trên điện thoại (iPhone):
- Truy cập Settings > General > Date & Time.
- Bật Set Automatically (Bật tự động).
- Chọn Time Zone (Múi giờ) theo múi giờ nơi bạn đang sinh sống. Ví dụ: Ở Việt Nam là (GMT+7).
Thao tác cài đặt thời gian tự động trên iPhone
Nguyên nhân: Firewall và phần mềm diệt virus bảo vệ thiết bị khỏi các mối đe dọa trực tuyến. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể chặn hoặc can thiệp vào các kết nối an toàn, đặc biệt khi có nghi ngờ chứng chỉ SSL không đáng tin cậy, dẫn đến lỗi “Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư” ngay cả khi trang web thực sự an toàn.
Cách khắc phục: Hãy tạm thời tắt hoặc khôi phục cài đặt tường lửa/phần mềm diệt virus về mặc định để kiểm tra xem đây có phải là nguyên nhân gây ra lỗi hay không.
Tường lửa là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến lỗi bảo mật không vào được mạng
Nguyên nhân: Máy chủ web có thể gặp sự cố do cấu hình sai, không hỗ trợ chứng chỉ SSL hoặc bị quá tải, làm gián đoạn quá trình xác thực kết nối an toàn giữa trình duyệt và máy chủ, dẫn đến lỗi bảo mật không vào được mạng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra máy chủ: Bạn có thể sử dụng công cụ Ping để kiểm tra kết nối từ máy tính đến máy chủ. Nếu máy chủ không phản hồi, có thể có sự cố. Ngoài ra, kiểm tra tài nguyên hệ thống (CPU, RAM) và sử dụng công cụ giám sát như Pingdom hoặc UptimeRobot để theo dõi tình trạng hoạt động của máy chủ.
- Xác nhận chứng chỉ SSL đã được cài đặt đúng trên máy chủ: Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra như SSL Labs' SSL Test xem chứng chỉ có cấu hình đúng không. Bạn cũng có thể kiểm tra thông qua trình duyệt bằng cách nhấp vào biểu tượng khóa trên thanh địa chỉ để xác nhận thông tin chứng chỉ SSL của trang web.
Biểu tượng khóa trên thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ cho người dùng biết chứng chỉ SSL đã được chứng thực an toàn hay chưa
Nguyên nhân: SSL là giao thức bảo mật được sử dụng để mã hóa dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ, bảo vệ thông tin người dùng khỏi bị xâm phạm. Khi chứng chỉ SSL của một website hết hạn hoặc không hợp lệ, trình duyệt không thể xác nhận tính bảo mật của kết nối, dẫn đến lỗi bảo mật.
Cách khắc phục: Hãy đảm bảo thời gian trên hệ thống của bạn chính xác, vì sai lệch ngày giờ có thể khiến trình duyệt không thể xác thực chứng chỉ SSL. Người dùng cũng có thể mở trình duyệt ở chế độ ẩn danh để kiểm tra xem lỗi có còn xảy ra không. Bên cạnh đó, xoá dữ liệu duyệt web có thể giúp trình duyệt xử lý lại kết nối.
Khi chứng chỉ SSL của một website hết hạn hoặc không hợp lệ sẽ dẫn đến lỗi bảo mật không vào được mạng
Nguyên nhân: DNS (Domain Name System) là hệ thống chuyển đổi tên miền (domain) thành địa chỉ IP. Khi DNS không được cấu hình đúng hoặc không hợp lệ, trình duyệt không thể kết nối chính xác đến máy chủ và xác thực chứng chỉ SSL, gây ra lỗi.
Cách khắc phục: Thực hiện thay đổi DNS qua các bước sau:
- Nhấn Windows + I > Chọn mục Network & Internet.
- Tại phần Related Settings, chọn Change Adapter Options.
- Tìm kết nối mạng mà bạn đang sử dụng (trong mục WiFi hoặc Ethernet), nhấp chuột phải > Chọn Properties.
- Trong cửa sổ Properties, cuộn xuống và chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Nhấp vào Properties.
- Chọn Use the following DNS server addresses > Nhập địa chỉ DNS mà bạn muốn sử dụng.
Ví dụ: Địa chỉ DNS của Google là:
- Preferred DNS server: 8.8.8.8
- Alternate DNS server: 8.8.4.4
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng DNS của các nhà cung cấp khác như Cloudflare (1.1.1.1 và 1.0.0.1).
- Nhấn OK để lưu thay đổi > Nhấn Close trong cửa sổ "Network Properties" để hoàn tất.Tại phần Related Settings, chọn Change Adapter Options, sau đó, tìm kết nối mạng đang sử dụng (WiFi hoặc Ethernet), nhấp chuột phải và chọn Properties
Các thao tác thay đổi địa chỉ DNS trên máy tính Windows 10
Trên đây là nội dung tổng hợp 7 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý khi gặp lỗi bảo mật không vào được mạng. Để tận hưởng kết nối mạng ổn định và an toàn, dịch vụ Internet của FPT Telecom chính là lựa chọn hàng đầu, với cam kết mang đến tốc độ vượt trội, độ tin cậy cao cùng dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với FPT Telecom qua hotline 1900 6600, ứng dụng Hi FPT hoặc truy cập website fpt.vn. Đội ngũ tư vấn của FPT Telecom luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến kết nối mạng và bảo mật.