FptTelecom
Live Chat
19006600
back-to-top

Theo dõi đường huyết dễ dàng với máy đo đường huyết liên tục 3P

Blog  |  Công nghệ , 12-02-2025 15:53

Sống chung với bệnh tiểu đường là một hành trình không hề đơn giản, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Mỗi ngày, người bệnh chỉ đối mặt với những câu hỏi về chế độ ăn uống, luyện tập, mà còn là những băn khoăn về mức ổn định của chỉ số đường huyết. Những lo lắng này không ngừng xuất hiện, tạo cảm giác bất an và khó kiểm soát, khiến việc duy trì sức khỏe trở nên thử thách hơn. Vậy làm thế nào để giảm bớt những lo ngại và tự tin hơn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường?

1739350777_Untitleddesign2.png

1. Những lo lắng thường trực của người bệnh tiểu đường

Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, có thể bạn đã nhiều lần tự hỏi:

- Món ăn này có chứa quá nhiều tinh bột không? Bạn nghe nhiều về việc phải hạn chế thực phẩm chứa tinh bột, nhưng không biết làm sao để xác định một cách chính xác.

- Sau khi ăn, liệu đường huyết của tôi có tăng cao không? Bạn nhìn vào bữa ăn của mình mà không biết chắc liệu nó có làm mức đường huyết tăng vọt không.

- Bài tập thể dục vừa rồi có giúp giảm đường huyết không? Bạn nỗ lực luyện tập mỗi ngày để duy trì sức khỏe nhưng lại không biết liệu buổi tập có thực sự giúp giảm đường huyết hay khôngVà nếu có, giảm bao nhiêu?

1739350806_Untitleddesign1.png

Chọn thực phẩm không phù hợp khiến đường huyết của bạn tăng cao

Bất an, lo lắng, và những câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu mà không có câu trả lời rõ ràng. Đó là thực trạng chung của nhiều người bệnh tiểu đường hiện nay. Việc thiếu thông tin về bức tranh đường huyết, cộng với việc không thể đánh giá đúng tác động của chế độ ăn uống và luyện tập, khiến nhiều người bệnh Đái tháo đường rơi vào tình trạng hoang mang và mất tự tin trong kiểm soát sức khỏe hàng ngày

Không gì tệ hơn khi bạn nỗ lực hết mình để kiểm soát bệnh, nhưng kết quả lại không như mong muốn. Việc đo đường huyết hàng ngày mà không thấy cải thiện có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng và mất niềm tin vào quá trình điều trị. Cảm giác như làm đúng mọi thứ nhưng không đạt kết quả khiến không ít người bệnh tiểu đường rơi vào bế tắc.

1739350819_Untitleddesign.png

Bạn chán nản khi đường huyết không giảm

Ngoài ra, một vấn đề lớn khác là kiểm tra đường huyết không thường xuyên. Nhiều người chỉ kiểm tra khi đi khám định kỳ hoặc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Điều này khiến việc theo dõi chỉ số đường huyết trở nên không chính xác và gây khó khăn trong điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập một cách kịp thời.

2. Tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết liên tục

Bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, không phải là một vấn đề có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Đó là cuộc chiến kéo dài ngày qua ngày. và nếu không phát hiện kịp thời sự thay đổi của mức đường huyết, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như hôn mê, mất ý thức hoặc tử vong do biến động đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, về lâu dài, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, thận và vấn đề về mắt.Do đó, việc theo dõi đường huyết liên tục có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

- Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường: Việc theo dõi liên tục giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của đường huyết. Nếu mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp, bạn sẽ biết ngay lập tức và có thể can thiệp kịp thời.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập: Theo dõi chỉ số đường huyết giúp bạn hiểu rõ tác động của từng món ăn, từng hoạt động thể dục lên mức đường huyết của mình. Nếu thấy đường huyết tăng cao sau một món ăn nhất định, bạn có thể điều chỉnh ngay chế độ ăn uống của mình để tránh tình trạng này lặp lại.

- Giảm thiểu nguy cơ biến chứng lâu dài: Việc kiểm soát tốt mức đường huyết giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm về sau.

- Mang lại sự an tâm: Điều quan trọng nhất là việc theo dõi liên tục giúp bạn cảm thấy mình nắm quyền kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. Biết được chính xác tình trạng đường huyết sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và không còn lo lắng, bất an về sức khỏe của mình nữa.

3. Máy đo đường huyết liên tục 3P – Giải pháp trong tầm tay

Để hỗ trợ người bệnh tiểu đường trong việc theo dõi đường huyết một cách liên tục và dễ dàng, máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT đã ra đời, mang lại sự thay đổi lớn trong cách kiểm soát bệnh.

Không cần phải quét – Mọi dữ liệu được cập nhật tự động

Điểm đặc biệt của máy đo đường huyết liên tục 3P là khả năng tự động ghi nhận dữ liệu mỗi 3 phút mà không cần phải quét đầu đọc như những thiết bị trước đây, giúp bạn tạm biệt nỗi lo mất dữ liệu mỗi khi quên quét. Bạn chỉ việc đeo thiết bị cảm biến và hệ thống sẽ tự động lo hết, từ việc theo dõi lượng đường trong máu liên tục mỗi 3 phút, đến việc cung cấp bức tranh tổng thể rõ ràng về tình trạng sức khỏe người dùng.

Hiểu rõ tác động của chế độ ăn, tập luyện và sinh hoạt lên đường huyết

Thiết bị này không chỉ giúp đo lường mức đường huyết, mà còn cung cấp những phân tích sâu về ảnh hưởng của mỗi bữa ăn, buổi tập luyện, và thói quen sinh hoạt hàng ngày đối với đường huyết của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố gây ra sự thay đổi trong mức đường huyết, từ đó dễ dàng điều chỉnh lối sống sao cho hợp lý hơn.

So sánh tiến bộ qua từng ngày

Một trong những tính năng nổi bật của bộ theo dõi đường huyết liên tục 3P là khả năng tạo ra báo cáo trực quan, giúp bạn dễ dàng theo dõi và so sánh kết quả đường huyết qua từng ngày và tuần. Những ngày bạn duy trì mức đường huyết ổn định sẽ được ghi nhận, trong khi những ngày không đạt được mục tiêu sẽ được thiết bị lưu lại để bạn có thể rút kinh nghiệm. Bạn chính là người quyết định làm thế nào để duy trì sự ổn định mỗi ngày. Khi bạn tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, ứng dụng sẽ ghi nhận thành quả này và hiển thị dưới dạng biểu đồ rõ ràng.Ngược lại, nếu mức đường huyết không duy trì trong ngưỡng an toàn, 3P sẽ ghi lại sự thay đổi này. Điều này giúp bạn tự điều chỉnh kế hoạch chăm sóc sức khỏe sao cho hợp lý. Mỗi ngày là một cơ hội để bạn lựa chọn duy trì sự ổn định hay đối mặt với những biến động không mong muốn – tất cả đều nằm trong sự kiểm soát của bạn.

1739350835_Untitleddesign3.png

So sánh sự cải thiện đường huyết theo từng ngày

Tăng TIR – Giảm HbA1c – giảm biến chứng tiểu đường

TIR (Time in Range) hay Thời gian trong ngưỡng là chỉ số đo lường thời gian mà mức đường huyết của người bệnh duy trì trong phạm vi an toàn, thường từ 70 đến 180 mg/dL (3.9 - 10.0 mmol/L). Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh khi sử dụng thiết bị theo dõi liên tục.

Mục tiêu trong điều trị tiểu đường là tăng TIR, giữ mức đường huyết trong phạm vi này lâu hơn, nhằm giảm thiểu các biến động cực đoan, bao gồm tình trạng tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết. Điều này sẽ giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng cấp tính nghiêm trọng như hôn mê, mất ý thức, và thậm chí tử vong. Ngoài ra, việc tăng TIR còn tác động tích cực đến chỉ số HbA1c – một chỉ số quan trọng phản ánh mức đường huyết trung bình trong 3 tháng qua. Cụ thể, khi TIR được cải thiện thêm 10%, mức HbA1c có thể giảm khoảng 0.8%, giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, hoặc tổn thương mắt. Ngược lại, nếu TIR giảm, HbA1c có xu hướng tăng, điều này làm tăng nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân. Vì vậy, duy trì mức đường huyết ổn định trong ngưỡng an toàn là yếu tố quan trọng để đạt được kết quả điều trị tối ưu.

Việc theo dõi đường huyết liên tục là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường trong mức đường huyết, từ đó có thể điều chỉnh lối sống một cách phù hợp. Việc theo dõi đường huyết liên tục là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường trong mức đường huyết, từ đó có thể điều chỉnh lối sống một cách phù hợp. Nhờ vào đó, bệnh nhân có thể cải thiện thời gian đường huyết nằm trong ngưỡng an toàn (TIR), giảm chỉ số HbA1c và giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, từ đó tận hưởng một cuộc sống an tâm và duy trì sức khỏe bền vững.