1900 6600
Live Chat
1900 6600

Viễn thông - CNTT Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế

Tin FPT , 23-10-2015 15:14

FPT, bao gồm FPT Telecom và FPT Software được lấy làm ví đụ điển hình trong việc đưa Viễn thông và CNTT tìm chỗ đứng tại thị trường nước ngoài trong bài báo có tựa Vietnam’s telecommunications corps stand firm in international market của Báo Nhân Dân bản tiếng Anh.

Trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước chật vật cạnh tranh ngay trên chính sân nhà thì riêng trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT), các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư, vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngoài nước và bước đầu gặt hái thành công tại các quốc gia khác, góp phần khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thế giới.

Anh3-2706-1425973440-5592-1444-7718-8720

Đầu tư khoảng 300.000 USD khai mở thị trường, đến nay FUSA đã có quy mô gấp hơn 150 lần, ở mức 50 triệu USD và trở thành thị trường trọng điểm hàng đầu của Phần mềm FPT. “Đây là nỗ lực vượt qua chính mình, tinh thần vươn lên từ sai lầm và thất bại, làm việc chăm chỉ, luôn học hỏi, cầu thị và một chút may mắn đã làm nên vị thế FUSA hôm nay”, anh Bùi Hoàng Tùng, GĐ FUSA, tiết lộ.

Đại diện Tập đoàn FPT chia sẻ, ngay từ năm 1998, sau khi gặt hái thành công tại thị trường trong nước, FPT bắt đầu theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa và coi đó là thách thức mới. Khó khăn lớn nhất của FPT khi đầu tư ra nước ngoài là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để khắc phục, FPT đã dốc sức đào tạo, tuyển dụng nhân lực, chú trọng xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ, kinh nghiệm, nhân sự là người nước ngoài. Chẳng hạn tại Nhật Bản, thị trường nước ngoài lớn nhất của FPT, để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về kỹ sư phần mềm biết tiếng Nhật, FPT thực hiện Chương trình “10.000 kỹ sư cầu nối” nhằm tuyển sinh và đào tạo lực lượng kỹ sư phần mềm biết tiếng Nhật. Cũng để ứng phó sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ quốc tế hùng mạnh, chiến lược mà FPT lựa chọn là tập trung cung cấp dịch vụ CNTT dựa trên các nền tảng công nghệ mới như điện toán đám mây, di động… nỗ lực phấn đấu trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ chuyển đổi hệ thống lên điện toán đám mây.

Nhờ những bước đi đúng đắn, sau hơn 17 năm, FPT hiện đã có mặt tại 19 quốc gia trên thế giới với hơn 1.000 nhân viên là người nước ngoài, đến từ 26 quốc gia khác nhau. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT trong 7 tháng qua đã tăng 46% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 2.517 tỷ đồng; trong đó, tất cả các thị trường đều tăng trưởng tốt với mức tăng cao nhất là thị trường châu Âu (169%), tiếp theo là thị trường Nhật Bản và Mỹ (hơn 40%). Hiện, doanh thu mảng công nghệ từ thị trường nước ngoài của FPT đã cao hơn doanh thu trong nước.

Để có được sự thành công như thế, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đương đầu với bao khó khăn. Chăm lo đời sống người lao động tại nước ngoài cũng được FPT xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tập đoàn. Đại diện FPT cho biết, tập đoàn luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, nhân viên công tác tại nước ngoài có được môi trường sống và làm việc thoải mái nhất. Ngoài các chế độ đãi ngộ theo quy định, tập đoàn cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa đoàn thể để gắn kết tình cảm, động viên tinh thần các cán bộ, nhân viên làm việc xa nhà.

download-1-4179-1445582393.jpg

Giấy phép do Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp có giá trị trong vòng 15 năm, cho phép FPT xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới trên toàn quốc, cung cấp viễn thông và Internet cố định cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng. Sau khi có giấy phép, nhóm chuyên gia của FPT sẽ đến Myanmar vào tháng 8 để tiến hành nghiên cứu về thị trường và triển khai cơ sở hạ tầng.

Nhật Bản là quốc gia có nhiều cán bộ, nhân viên FPT sinh sống nhất, tập đoàn vừa hoàn thiện khu ký túc xá dành cho cán bộ, nhân viên, dự kiến sẽ cung cấp chỗ ở cho hàng trăm người FPT. Mức thu nhập bình quân của FPT Software đang trả cho các kỹ sư cầu nối làm việc tại thị trường Nhật Bản đạt khoảng 740 triệu đồng/năm, cao hơn khoảng gần bảy lần so với mức lương bình quân của kỹ sư trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Mới đây, FPT Telecom cũng trở thành công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ internet (ISP) ở Myanmar.


(Theo Nhân dân)